Page 150 - BG LSKT
P. 150
- Thời kỳ 2: Công cuộc khai thác thuộc địa lần 1: 1888-1920 .
- Thời kỳ 3:Công cuộc khai thác thuộc địa lần 2 : 1920 -1945
1.Thời kỳ 1(1858-1888) : Công cuộc bình định
- Pháp tiến hành xâm lược Việt nam và áp đặt chế độ thuộc địa và bảo hộ của Pháp ở Đông
Dương. Đây là giai đoạn chiến tranh.
- Loại hình kiến trúc trại lính của quân đội được xây dựng đáp ứng yêu cầu quân sự, xây dựng
nhanh, phù hợp khí hậu địa phương, hình thức đơn giản, nhà cao 1- 2 tầng, với các hiên hành
lang ở 4 phía có vòm cuốn, cầu thang 2 đầu hồi, cửa sổ 2 lớp kính& chớp. Tập trung vào công
năng, ít chú ý hình thức.
- Một số CT tiêu biểu như Sở chỉ huy quân đội Pháp nay là Bảo tàng quân đội Hà nội, Tòa
Đốc lý nay là Trụ sở UBND Thành phố Hà nội, nhà Kho Bạc nay là chi nhánh ngân hàng Công
thương, Nha giám đốc nội vụ nay là Sở Công thương Sài gòn .
2.Thời kỳ 2: 1888-1920: Kiến trúc & Quy hoạch đô thị Pháp du nhập.
- Thời kỳ Pháp tiến hành khai thác Đông dương và thuộc địa lần 1, chiến sự ít đi.
- Xây dựng các đô thị quan trọng trên cả nước, trong đó đặt cơ quan đầu não ở Hà nội để trở
thành thủ đô Liên bang Đông dương.
- Người Pháp muốn thông qua kiến trúc thể hiện sức mạnh áp đảo của thực dân và gây ảnh
hưởng của văn hóa Pháp vào Việt nam.
- Du nhập các công trình mang phong cách KT của Pháp như Xu hướng VL, kết cấu mới, phong
cách Chủ nghĩa cổ điển Pháp, đia phương Pháp, kiến trúc Tân cổ điển -chiết Trung, kết hợp Art
Nouveau của Pháp lúc bấy giờ được đưa nguyên bản vào Việt nam.
- Loại hình KT chủ yếu là Công thự, dinh thự, công sở, nửa dinh thự nửa công sở, nhà ở, CT y
tế, Giáo dục,Thể thao, Bảo tàng, Thư viện, Khách sạn, Nhà thờ.
Xu hướng vật liệu, kỹ thuật mới: công trình tiêu biểu
- Chợ Đồng Xuân, Cầu Long biên, sử dụng kết cấu thép. Mặt tiền chợ vẫn theo kiến trúc Cổ

điển Pháp, gồm năm phần hình tam giác có trổ lỗ như tổ ong, lợp mái dốc.

Chủ nghĩa cổ điển Pháp: công trình tiêu biểu :

Ga Hàng cỏ: Khánh thành 1902, dài gần 200m, Hình học nghiêm ngặt, đối xứng. MD theo
phương đứng chia 5 phần: Đặc – rỗng – đặc – rỗng – đặc. Phương ngang chia tỷ lệ Đế : thân
: mái: 2:3:1. Mái mansard, Cửa sổ mái
Tân cổ điển: công trình tiêu biểu
-Mang tính chiết trung kết hợp nhiều phong cách: Bố cục đối xứng nghiêm ngặt, cấu trúc hình
học, tỉ lệ tuân thủ thức cột cổ điển Hy-La, Mái dốc lợp ngói tây, đá. Sử dụng phong phú chi tiết
trang trí La mã, Phục hưng, Barốc, Rốc cô cô, Art Nouveau.
-Một số CT tiêu biểu: Dinh thống đốc Nam kỳ-1871, Phủ Toàn quyền Đông dương 1902-1905,
nay là Phủ Chủ tịch, Tòa Đốc lý Sài gòn (1899), Tòa án Tối cao Hà nội ( 1898), Dinh Phó Toàn
quyền (1885-1890)– Sài gòn, Nhà hát lớn Hà nội – 1901….
Rococo: công trình tiêu biểu : Tòa Đốc Lý Sài Gòn nay là UBND TP Hồ Chí Minh 1898 -1900
Art Nouveau:công trình tiêu biểu : Khách Sạn Cửu Long (Majestic), Sài gòn, 1925
Dinh thống sứ Bắc kỳ : Kiến trúc CN cổ điển Pháp kết hợp một số chi tiết Art Nouveau như
mái sảnh. Nhà Hát Lớn: Tân cổ điển kết hợp một số chi tiết Art Nouveau như mái sảnh.

Ga Hàng Cỏ, 1902 – Cn cổ điển Pháp Nhà Hát Lớn Hà Nội, 1901- Tân cổ điển

150
   145   146   147   148   149   150   151   152   153   154   155