Page 63 - Bai Thu Hoach - Nhom 2A
P. 63
KIẾN TRÚC NHẬP MÔN - GVHD: PHẠM QUANG DIỆU NGUYỄN NAM TÂM - 21710100063
Nhà rường là lối kiến trúc đặc biệt khi mang đậm nét văn hóa của cả 3 miền và loại hình nhà này
NHÀ RƯỜNG đã trải dài khắp đất nước hình chữ S trong giai đoạn Pháp thuộc thế kỷ XX với mỗi vùng miền
được biến tấu theo các nét riêng biệt khác nhau
Tiếp nối phần nhà Rường ở miền
Trung, qua quá trình nghiên cứu, kết
quả đã cho ta thấy rằng đặc trưng
trong bố cục mặt bằng của nhà ở dân
gian miền Trung và miền Nam là tổng
thể nhà ở bao gồm nhiều nếp nhà
được xây dựng với mái liền kề. Trong
đó nhà trên là nơi đặt bàn thờ tổ tiên
và nhà dưới là không gian dành cho
sinh hoạt thường nhật. Như ở phần
nghiên cứu về nhà rường miền Trung
bên trên, nhà trên và nhà dưới thường
được bố cục vuông góc với nhau và
cùng hướng về sân phơi phía trước
nhà. Ngược lại, tại miền Nam, nhà trên
và nhà dưới được bố cục thẳng hàng với nhau theo chiều ngang hoặc chiều dọc. Nhà trên và nhà
dưới được nối với nhau bằng nhà cầu. Đa số các nhà được xây dựng bốn mái có đầu hồi.
Quy mô của nhà ở miền Trung và miền Nam lớn hơn
nhiều so với miền Bắc. Nhà trên thường có từ năm
đến bảy gian và nhà dưới từ ba đến năm gian. Không
gian nhà trên cũng được bố cục đối xứng bao gồm
gian giữa là nơi đặt bàn thờ tổ tiên và các gian buồng
hai bên là chỗ ngủ hoặc là kho chứa đồ. Tại miền Nam,
do vì kèo thường có bước cột lớn và chiều sâu của
nhà gấp đôi so với các địa phương khác, nên mặt
bằng thường được chia theo bố cục trước sau, nhưng
vẫn đảm bảo tính đối xứng. Các loại vì kèo của nhà ở dân gian miền Trung và miền Nam
So với nhà rường miền Trung, hệ thống vì
kèo đã phát triển ra thêm 2 hình thức vì
kèo mới. Ngoài ra, nhà rường miền Nam
còn thừa hưởng một đặc điểm rất quan
trọng của nhà Rường miền Trung đó là cấu
trúc cửa Thượng Song Hạ Bản.
47 TÂY NAM BỘ - TINH HOA HỘI TỤ TÂY NAM BỘ - TINH HOA HỘI TỤ 48