Page 42 - Em Học Python
P. 42
hạng cao hơn phép cộng và phép trừ, nghĩa là được ưu tiên hơn. Nói cách khác, khi em viết
ra một biểu thức trong Python, các phép nhân và phép chia sẽ được tính trước phép cộng
và phép trừ.
Ví dụ, trong biểu thức sau, số 30 và 20 sẽ được nhân với nhau trước, sau đó 5 mới
được cộng vào tích trên.
>>> 5 + 30 * 20
605
Nếu dùng từ ngữ để diễn đạt biểu thức này thì sẽ là, “nhân 30 với 20, lấy kết quả
cộng với 5”. Kết quả là 605. Ta có thể thay đổi thứ tự của các phép tính bằng cách ngoặc hai
số đầu tiên lại như thế này:
>>> (5 + 30) * 20
700
Kết quả của biểu thức này là 700 (không phải 605 nữa) vì
dấu ngoặc sẽ yêu cầu Python tính bên trong trước, sau đó mới
đến lượt các phép tính bên ngoài. Ví dụ này sẽ được diễn đạt lại
là “cộng 5 với 30, sau đó nhân kết quả với 20.”
Các dấu ngoặc có thể lồng vào nhau ⟨nested⟩ , nghĩa là có
thể có ngoặc trong ngoặc, như thế này:
>>> ((5 + 30) * 20) / 10
70.0
Trong trường hợp này, Python sẽ tính nội dung ở trong ngoặc trong cùng, rồi tính
dần ra ngoài, cuối cùng mới đến phép chia. Nói cách khác, biểu thức được diễn đạt là “cộng
5 với 30, nhân kết quả với 20, lấy kết quả mới chia cho 10.” Và thứ tự diễn ra sẽ là:
● Lấy 5 cộng 30 được 35.
● Lấy 35 nhân 20 được 700.
● Lấy 700 chia cho 10 để có kết quả cuối cùng là 70.
16 Chương 2