Page 58 - Em Học Python
P. 58
So với chuỗi, khi dùng mảng ta có thể sửa lại danh sách này dễ dàng hơn nhiều. Giả
sử thay vì mắt kỳ nhông ta cần lưỡi ốc cơ. Ta có thể làm như sau với mảng:
>>> wizard_list[2] = 'snail tongue'
>>> print(wizard_list)
['spider legs', 'toe of frog', 'snail tongue', 'bat wing', 'slug butter',
'snake dandruff']
Như vậy, ta vừa mới nhét món mới lưỡi ốc vào trong mảng ở vị trí thứ 2, lúc trước là
mắt kỳ nhông.
Một thao tác khác là khi ta chỉ cần một phần con của
mảng chứ không cần hết toàn bộ mảng. Ta sẽ dùng dấu hai
chấm ( :) bên trong ngoặc vuông. Ví dụ, gõ đoạn code sau để có
được một phần nhỏ của danh sách trên, từ món thứ ba đến thứ
năm (các nguyên liệu chuẩn chỉnh cho một chiếc bánh mỳ kẹp
cái-gì-đó-không-phải-thịt):
>>> print(wizard_list[2:5])
['snail tongue', 'bat wing', 'slug butter']
Viết [2:5] đồng nghĩa với, “chỉ đưa ra những món nào từ vị trí số 2 đến vị trí số 5
(nhưng không bao gồm cái số 5 nhé)” – hoặc nói cách khác là mấy món số 3, 4, 5.
Mảng có thể chứa tất cả các thể loại dữ liệu, từ số:
>>> some_numbers = [1, 2, 5, 10, 20]
Đến chữ:
>>> some_strings = ['Which', 'Witch', 'Is', 'Which']
Hoặc cả số lẫn chữ:
>>> numbers_and_strings = ['Why', 'was', 6, 'afraid', 'of', 7,
'because', 7, 8, 9]
>>> print(numbers_and_strings)
['Why', 'was', 6, 'afraid', 'of', 7, 'because', 7, 8, 9]
Hoặc thậm chí chứa cả một mảng khác:
32 Chương 3