Page 29 - ChandungVH
P. 29
- “Thơ Minh Huệ còn lại với chúng ta nhờ ở tâm hồn đằm thắm, chân tình đôn hậu của anh. Chúng
ta đòi hỏi nhiều ở tác giả nhưng tấm lòng say sưa, chất đậm đà của một vùng văn hoá in sâu trong
mỗi câu chữ không có thể quên được”.
(Phó giáo sư Mã Giang Lân)
22.Tố Hữu (1920 - 2002)
* Tiểu sử:
Tên thật: Nguyễn Kim Thành, Tố Hữu theo tiếng Hán là tự có. Sinh
ngày 4/10/1920 tại Phù Lai, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế. Ông sinh
trưởng trong một gia đình Nho học nghèo. Cha ông là một nhà nho
nghèo, không đỗ đạt và phải kiếm sống rất chật vật nhưng lại thích thơ,
thích sưu tập ca dao tục ngữ. Từ sáu, bảy tuổi Tố Hữu đã học và tập
làm thơ cổ. Mẹ ông cũng là con của một nhà nho, thuộc nhiều ca dao
dân ca Huế và rất thương con. Cha mẹ cùng quê hương Huế đã góp
phần nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu.
Mẹ ông mất vào năm ông lên 12 tuổi. Năm 13 tuổi, ông vào trường Quốc học (Huế). Tại đây, được
trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng tiến bộ. Thời niên thiếu được chứng kiến nhiều hoạt động yêu nước
của nhân dân trong vùng. Ông sớm giác ngộ lí t ưởng CM. Năm 18 tuổi ông đ ược kết nạp là Đảng
viên ĐCSVN.
Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy chính trị của Đảng: Hiệu trưởng
Trường Nguyễn Ái Quốc, Trưởng Ban Thống nhất Trung ương, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung
ương, Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại biểu Quốc hội khoá II và VII. Sự trưởng
thành trong hoạt động chính trị của Tố Hữu gắn liền với từng bước đi lên của thơ ông.
Ông mất 9h15' ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108.
* Bình luận:
+ Là người sáng tạo ra một sự nghiệp thơ ca “có sức chinh phục được hàng triệu trái tim quần
chúng” (Trường Chinh), Tố Hữu đã có mặt trong nền thơ ca hiện đại nước ta như là một phong cách
lớn, vững vàng và đa dạng. Thơ ca vừa hồn nhiên, chân thực, vừa khái quát, sâu xa, vừa chân tình
nhẹ nhàng. Đó là tiếng thơ đậm đà tính dân tộc và cũng có nhiều nét cách tân hiện đại.
(Nguyên An)
+ Tác phẩm thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn.