Page 7 - ChandungVH
P. 7

+ Là một nhà thơ có nhiều bài thơ hay thời chống Mĩ, PTD đã góp phần đáng kể vào việc làm trẻ
                hóa thơ VN hồi đó. Thơ ông có nhiều chi tiết từ cuộc sống kham khổ mà đầy lạc quan của người
                lính, nhịp điệu nhanh hoạt như phảng phất tiếng cười nói vui nhộn tếu tao của người lính mà vẫn
                nghiêm trang, có chất suy tưởng.


                                                                     (Nguyên An)


                + Thơ ông hồn nhiên, hóm hỉnh, giàu tính lạc quan với những phát hiện thú vị, đầy chất lính.

                + Chỉ còn một năm nữa là đến kỷ niệm 50 năm ra đời của Đoàn 559 (tức đơn vị đã khai sinh ra
                đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại vượt Trường Sơn – tuyến vận tải huyết mạch cung cấp sức
                người, sức của từ hậu phương lớn miền Bắc cho chiến trường miền Nam). Chúng tôi vẫn nói với
                nhau: Nếu chọn một nhà thơ đại diện cho văn nghệ sĩ nước nhà đi dự lễ kỷ niệm này, thì không ai
                xứng đáng hơn Phạm Tiến Duật.
                              (Đặng Vương Hưng - Báo Lao Động số 175 Ngày 31/07/2007 )



                3. Huy Cận (1919 - 2005)


                                Các vị La hán chùa Tây phương
                                 Các vị gày quá tôi thì béo
                                 Năm xưa tôi hát vũ trụ ca
                                 Bây giờ tôi hát đất nở hoa
                                 Tôi hát chiến tranh như trẩy hội
                                 Không nên xấu hổ khi nói dối
                                 Việc gì mặt ủ với mày chau
                                 Trời mỗi ngày lại sáng có sao đâu!
                                                                (Xuân Sách)




                * Tiểu sử.

                Ông sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi
                Mồng Gà, Hương Sơn (nay là huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. Huy Cận lúc nhỏ học ở quê, sau vào
                Huế học trung học, rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng,
                ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu
                nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945)
                và được bầu vào Ủy ban giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng
                từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn.

                Tháng 8 năm 1945, Cù Huy Cận là một trong ba thành viên của phái đoàn Chính phủ Lâm thời (gồm
                Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận) đi vào Huế để tiếp nhận lễ thoái vị của Vua
                Bảo Đại.

                Ông làm Bộ trưởng Bộ Canh nông khi mới 26 tuổi.Sau này thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng
                đặc trách Văn hóa Thông tin. Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ
                Thế giới.
   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12