Page 75 - ChanDungVanHoc_Sach
P. 75

Chân dung & tiểu sử các tác giả văn chương



                44. Vũ Đình Liên (1913 - 1996)





















                 Vũ Đình Liên (sinh ngày 12 tháng 11 năm 1913 - mất ngày 18 tháng 1 năm 1996) là một nhà thơ,
                nhà giáo nhân dân Việt nam

                   Tiểu sử


                Nhà thơ, NGND Vũ Đình Liên sinh ngày 12.11.1913 (tức ngày 15.10 năm Quý Sửu) tại Hà Nội, quê
                gốc ở thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.


                Dòng họ Vũ là dòng họ giàu truyền thống văn hiến. Thuở ấu thơ, thầy là một học trò giỏi có tiếng ở
                đất Hà thành. Đỗ tú tài trường Bưởi năm 1932, ông từng dạy học ở các trường tư thục Thăng Long,
                Gia Long, Trường nữ sinh Hoài Đức để kiếm sống, ông học thêm trường Luật. Năm 1936 ông được
                biết đến với bài thơ "Ông đồ" đăng trên báo Tinh Hoa. Ông tham gia giảng dạy nhiều năm và từng là
                chủ nhiệm khoa tiếng Pháp trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngoài thơ ông còn hoạt động trong
                lĩnh vực lý luận, phê bình văn học và dịch thuật. Ông là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt nam.


                Ngày 18.1.1996, giữa lúc đất nước và lòng người đang chờ đón Tết Bính Tý thì GS.NGND Vũ Đình
                Liên đã đi vào cõi vĩnh hằng. Tập thơ "Les fleurs du Mal" (Những bông hoa ác) của Baudelaire, một
                công trình nghiên cứu và dịch sau gần 40 năm của thầy được xuất bản năm 1995, đã được tặng giải
                thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1996, nhưng thầy đã đi vào cõi hư vô không kịp nhận
                thưởng...

                Bình luận


                + Là nhà thơ (nhà giáo) góp phần làm nên cuộc cách mạng thơ ca ở VN (Thơ mới). Ông viết không
                nhiều, thường hướng về vẻ đẹp của muôn năm cũ, quay về với những vang bóng một thời: ông đồ.
                Với nhà thơ, viết về ông đồ già là viết về một hạng người có cốt cách tài hoa, cương nghị, hạng
                người đang bảo tồn một phần quốc túy quốc hồn Việt Nam.   (NA)

                + “Ông chính là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn” (Lời VĐL trong thư gửi cho Hoài
                Thanh 9/1/1941 – NA)

                                                                                                      -Trang 69-
   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80