Page 83 - 50 NĂM THPT CẨM BÌNH: DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
P. 83

Còi xe nổi lên cũng như tiếng còi tàu trong bài hát báo hiệu một cuộc chia ly...
            và cũng xé lòng chúng tôi... Chúng tôi ngoái nhìn lại cho tới khi Cẩm Bình xa trong
            tầm mắt, rồi Thạch Bình, nơi vợ tôi công tác 25 năm cũng khuất dần mới thôi. Từ
            giờ phút đó, chúng tôi đã xa quê hương thứ hai với mái tranh nghèo yêu dấu, xa
            hai mái trường với biết bao kỉ niệm đã mấy chục năm gắn bó trong sự nghiệp trồng
            người. Dẫu biết Cẩm Bình, Thạch Bình với Hồng Lĩnh không cách xa mấy về địa
            lý, chúng tôi có thể trở về thăm lại bất cứ lúc nào, nhưng trở lại chỉ là thăm cảnh
            cũ người xưa, đâu có còn là “ngày xưa” nữa, bởi thế mà bùi ngùi, mà lưu luyến...
                Những ngày đầu về hưu ở thị xã Hồng Lĩnh, cảm giác hụt hẫng và một nỗi
            buồn xâm chiếm lòng tôi lạ thường. Vài ngày trước mình còn lên lớp, còn dự lễ
            20/11, còn bây giờ thấy tay chân như thừa. Nhìn vào tủ sách thấy nó buồn, nhìn
            vào giáo án cũ thấy nó buồn, nhìn vào viên phấn càng thấy nó buồn với mình,...
            Cuộc sống cứ thế trôi qua theo ngày tháng “Người về u buồn khắp trời, người ra đi với
            ngàn nhớ thương” (Doãn Mẫn - Biệt ly). Những ngày sau đó, đêm đêm, tôi thường
            mơ thấy mình tới trường, lên lớp, nói chuyện với các em học sinh và các thầy cô
            trong giờ ra chơi,... đang rất vui thì chợt tỉnh giấc thấy mình hụt hẫng rồi lại buồn...
            Cũng một ít lần thấy mình tay xách dép và túi giáo án lội đường bùn từ nhà tới
            trường để lên lớp. Có khi thì mơ thấy đi họp về khuya trong đêm đông mưa phùn
            gió lạnh,... Những lúc mơ rồi tỉnh giấc như thế, tôi thấy cuộc sống công tác trước
            đây tuy gian khổ nhưng sao mà đẹp vậy, thật đáng tự hào với những ngày xưa đã
            xa rồi. Mùa hè năm ấy, tôi trở lại Cẩm Bình. Nhà cũ người ta đã dỡ đi chỉ còn khu
            vườn vắng lặng trong một chiều vàng nắng, không biết vườn còn nhớ chủ cũ của
            nó không? Tôi đi tới trường cũ thì trường đã dời đi nơi khác, bồi hồi đứng lặng hồi
            lâu và muốn khóc khi nhìn những dấu tích còn lại đầy thân thương trìu mến... Tôi
            muốn gặp một đồng nghiệp hoặc một vài em học sinh nào đó để chia sẻ nỗi lòng
            nhưng rồi chẳng thấy ai, chỉ có bóng chiều trong im ắng và lặng lẽ...

                Cuộc sống nghỉ hưu lúc đầu bỡ ngỡ nhưng rồi cũng quen dần. Cho đến đầu
            năm học 1995 - 1996 thì một chuyện vui bất ngờ đến, tôi được mời tới dạy Bổ
            túc văn hóa Cấp 3 ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên thị xã Hồng Lĩnh. Như
            vậy là:

                        Chuyến đò chiều đưa tôi về bến cũ,
                        Một góc trời xa vắng dễ đâu quên.                                          50 NĂM TRƯỜNG THPT CẨM BÌNH DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO

                Từ đó, cuộc sống của tôi trở lại như trước, lại đêm ngày soạn bài, lên lớp. Bao
            nhiêu năm công tác xa nhà, nay được làm công việc trồng người trên chính mảnh
            đất mình sinh ra và lớn lên, tôi thấy cũng đáng tự hào. Tuy là bổ túc văn hóa nhưng
            ở đây không khác gì trường phổ thông, các em cũng rất mến thầy cô. Sau khi ra
            trường, nhiều em vào được đại học, số đông đi trung cấp, học nghề, có em còn đi
            xa hơn trở thành thạc sĩ, nay đang công tác trong tỉnh. Đặc biệt, vinh dự là tôi được
            phục vụ một lớp bổ túc văn hóa cấp 3 cho cán bộ cơ sở của các phường, xã và thị      [83]
   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88