Page 13 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CNXH VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH
P. 13
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU TÁC PHẨM “MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI Ở VIỆT NAM” CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG.
Nội dung vấn đề kinh tế - xã hội cũng gắn với trách nhiệm của từng ngành
nghề, lĩnh vực trong việc trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia giải quyết các nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ví dụ, ngay trong bài phát biểu tại Hội
nghị Đối ngoại toàn quốc ngày 14-12-2021, đồng chí Nguyễn Phú Trọng cũng
nhấn mạnh yêu cầu, nhiệm vụ của ngoại giao trong phát triển kinh tế đất nước. Đó
là “Ưu tiên tìm kiếm và mở rộng thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và lao động Việt
Nam, thu hút nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý, nhất là FDI hướng
vào các lĩnh vực ưu tiên của đất nước”. Song cho dù là các luận điểm lý luận có
tính khái quát hay các nội dung nhiệm vụ cụ thể của từng lĩnh vực, ngành nghề, thì
tất cả đều bị chi phối bởi nguyên tắc: “Mọi chủ trương, chính sách phải thực sự
xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân, lấy
hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”.
Về vấn đề phát triển văn hóa, con người, xuất phát từ luận điểm nổi tiếng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”, đồng chí
Nguyễn Phú Trọng đã phân tích, chỉ ra quá trình phát triển, hoàn thiện nhận thức
của Đảng ta về văn hóa và con người, trong đó, văn hóa được coi là một trong 4 trụ
cột chính sách, là nền tảng tinh thần, đồng thời cũng là động lực phát triển kinh tế -
xã hội. Từ đó, đồng chí đi đến nhận định: “Đảng ta khẳng định: trọng tâm xây
dựng và phát triển văn hóa là xây dựng con người có nhân cách và xây dựng môi
trường văn hóa lành mạnh”. Đây là một vấn đề có tính quy luật, có ý nghĩa vô cùng
quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng CNXH. Bởi nói cho cùng, mọi sự phát triển
đều do con người và vì con người, chỉ có điều khác nhau ở quan niệm về con
người trong cộng đồng xã hội. Mục đích xây dựng CNXH là mang lại cuộc sống
ấm no, hạnh phúc, tiến bộ và công bằng cho mọi thành viên xã hội không phân biệt
đẳng cấp, địa vị xã hội. Việc nhận thức rõ và đầy đủ về vai trò, tính chất và mục
đích của phát triển văn hóa là điều kiện để Đảng đưa ra những chủ trương, nhiệm
vụ hợp lý, có hiệu quả về phát triển văn hóa. xây dựng con người đối với các khu
vực, các tầng lớp, lứa tuổi dân cư.
Đề cập lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong điều kiện mới của đất
nước và bối cảnh chung của thế giới, đồng chí Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh quan
điểm chỉ đạo của Đảng ta đã được thể hiện nhất quán trong các văn kiện của Đại
hội XIII của Đảng là: “Kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc đi đôi với giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, an
toàn để phát triển đất nước. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu
rộng trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường. Xử lý đúng đắn, hiệu
quả mối quan hệ với các nước lớn và các nước làng giềng... Khai thác, sử dụng
hiệu quả mọi nguồn lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất
nước và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. Từ quan điểm chỉ đạo chung này,
các nội dung về đường lối, định hướng, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại
13
SÁCH NÓI ĐIỆN TỬ - HỌC TẬP CHÍNH TRỊ, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT