Page 286 - Cuốn 70 năm (c)
P. 286
tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Sau
12 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới, mặc dù còn nhiều khó khăn do
đặc điểm tự nhiên và ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-
19, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Trung ương,
thành phố, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân
dân, huyện Ứng Hòa tích cực triển khai thực hiện Chương
trình một cách chủ động, sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết
thực. Đến hết năm 2023, 28/28 xã trên địa bàn huyện đã
được Ủy ban nhân dân thành phố công nhận xã đạt chuẩn
nông thôn mới; trong đó, có 9/28 xã đạt chuẩn nông thôn mới
nâng cao (chiếm 32,14%), trong đó 3 xã đã đạt nông thôn mới
kiểu mẫu (10,7%). Ngày 24/10/2023, Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định số 1224/QĐ-TTg công nhận huyện Ứng
Hòa đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022.
Từ năm 2010 đến năm 2023, huyện đã huy động nguồn lực
xây dựng nông thôn mới đạt 8.491.580 triệu đồng; trong đó:
ngân sách trung ương là 1.000 triệu đồng (chiếm 0,01%); ngân
sách thành phố là 4.489.474 triệu đồng (chiếm 52,87%); ngân
sách huyện là 1.308.876 triệu đồng (chiếm 15,41%); ngân sách
xã là 808.595 triệu đồng (chiếm 9,52%); vốn huy động ngoài
ngân sách là 1.847.835 triệu đồng (chiếm 21,76%);… . Trên địa
1
bàn huyện Ứng Hòa không có tình trạng nợ đọng xây dựng cơ
bản trong xây dựng nông thôn mới.
Sau hơn 10 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, kinh
tế của huyện có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010
- 2015 đạt 5,9%/năm, giai đoạn 2016 - 2022 đạt 7,82%. Cơ
_______________
1. Ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa: Báo cáo số 722/BC-UBND về kết quả
thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2022 của huyện Ứng Hòa, thành
phố Hà Nội, ngày 02/10/2023.
286