Page 293 - Cuốn 70 năm (c)
P. 293
Từ những kết quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây
dựng nông thôn mới, có thể rút ra một số bài học kinh
nghiệm sau:
Một là, xác định việc thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu và khó thực hiện, đòi hỏi phát huy sức mạnh của cả
hệ thống chính trị, do vậy, Đảng ủy, chính quyền các cấp
phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo điều hành toàn diện Chương
trình xây dựng nông thôn mới. Trong lãnh đạo, chỉ đạo triển
khai thực hiện cần phát huy trách nhiệm người đứng đầu,
phân công rõ trách nhiệm từng cấp, từng ngành, từng thành
viên Ban chỉ đạo, từng cơ quan, đơn vị, từng cán bộ, đảng
viên.
Hai là, quán triệt quan điểm “lấy dân làm gốc” trong lãnh
đạo của Đảng, tin dân, dựa vào dân, lấy sức dân để thực hiện
Chương trình xây dựng nông thôn mới; do vậy, công tác
tuyên truyền phải được triển khai sâu rộng kết hợp mọi hình
thức, tuyên truyền tới các tổ chức, cá nhân ở mọi lúc, mọi nơi
về kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới, mục đích, ý
nghĩa tầm quan trọng, cơ chế, chính sách xây dựng nông
thôn mới để người dân hiểu về lợi ích, trách nhiệm của mình,
tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới.
Ba là, chỉ đạo và thực hiện tốt công tác xây dựng và thực
hiện quy hoạch. Đây là nhiệm vụ then chốt, tạo nền móng để
triển khai hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; quá
trình triển khai thực hiện phải tiến hành đồng bộ từ huyện
đến xã, thôn, xóm và người dân phải được bàn bạc, công khai,
dân chủ; phải xác định rõ mục tiêu, lộ trình phấn đấu thực
hiện từng nội dung, từng tiêu chí, phù hợp với điều kiện của
từng địa phương; công tác chỉ đạo thực hiện bảo đảm cụ thể,
sâu sát đến từng tiêu chí, nội dung, từng đơn vị và phải bảo
293