Page 404 - Cuốn 70 năm (c)
P. 404
tôn tạo hệ thống các thiết chế văn hóa, các di tích quốc gia,...
Thúc đẩy phát triển các ngành du lịch văn hóa, du lịch nông
thôn, thủ công mỹ nghệ, ẩm thực,...
Mục tiêu đến năm 2045: Ngành công nghiệp văn hóa
huyện Ứng Hòa là ngành kinh tế phát triển toàn diện, là
động lực phát triển các ngành, lĩnh vực khác, góp phần xây
dựng Ứng Hòa có chất lượng cuộc sống cao, kinh tế, văn hóa,
xã hội phát triển bền vững.
Như vậy, các văn bản của thành phố và của huyện đã
nhất quán trong việc đề cao ý nghĩa của phát triển công
nghiệp văn hóa như là một mô hình phát triển kinh tế - xã
hội “xanh và bền vững”. Đó là định hướng quan trọng cho
việc thúc đẩy sự chuyển dịch mạnh mẽ ngành công nghiệp
văn hóa ở huyện Ứng Hòa, địa phương chứa đựng nhiều tiềm
năng cho sự phát triển.
2. Nhiều tiềm năng lớn cho phát triển công nghiệp văn
hóa tại huyện Ứng Hòa
- Vốn văn hoá truyền thống của quê hương với sự phong
phú về loại hình, tính độc đáo, hấp dẫn về nội dung.
Ứng Hòa là vùng đất giàu truyền thống lịch sử văn hóa.
Số lượng di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng của huyện đứng
thứ hai toàn thành phố, với 433 di tích, trong đó 161 di tích
được xếp hạng (có 68 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và
105 di tích được xếp hạng cấp thành phố). Tiêu biểu có di tích
An toàn khu Xứ ủy Bắc Kỳ (chùa Chòng, xã Trầm Lộng, giữa
năm 1942, là trung tâm An toàn khu của Xứ ủy Bắc Kỳ, nơi
bảo vệ an toàn các cơ quan đầu não và các đồng chí lãnh đạo
cấp cao của Đảng về hoạt động để chỉ đạo phong trào cách
mạng toàn miền Bắc. Ngoài ra, còn có: Bảo tàng và tượng đài
Khu Cháy, xã Đồng Tân, khu du kích đầu tiên của tỉnh Hà
Đông (cũ), Bảo tàng quê hương “Chiếc gậy Trường Sơn”, xã
404