Page 82 - LSDB xa Xuan Thuong
P. 82
huyện Xuân Trường tổ chức đắp pháo đài Ngô Đồng. Chi
(1)
bộ, chính quyền xã Thượng Phúc vận động được 9 gia đình
(2)
ủng hộ 9 thuyền gỗ xếp đầy đá đến nhấn chìm ở pháo đài Ngô
Đồng để cản tàu chiến giặc. Nhân dân còn hưởng ứng đợt bán
thóc khao quân theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh
để có thêm lương thực phục vụ kháng chiến. Dưới sự lãnh
đạo của Chi bộ, phong trào mua công phiếu kháng chiến được
triển khai khẩn trương tới các xóm, nhà nào cũng tự nguyện
mua một công phiếu 50 đồng, trong đó có 5 gia đình mua ở
mức cao từ 600 - 1.000 đồng: ông Vũ Nhã 1.000 đồng, ông Quỹ
Kiện 800 đồng, ông Đỗ Văn Trình 800 đồng, ông Phạm Văn
Thụ 600 đồng, ông Đinh Văn Bi 600 đồng .
(3)
Đoàn Thanh niên cứu quốc xã luôn là lực lượng xung kích,
giữ vai trò đầu tàu thúc đẩy phong trào, đoàn viên là nòng
cốt trong lực lượng dân quân, du kích, trong các đội thông tin
tuyên truyền. Đoàn là đơn vị triển khai kịp thời và thực hiện
đầy đủ nhất những chủ trương công tác của Chi bộ và Ủy ban
kháng chiến hành chính xã. Trong phong trào vận động thanh
niên tòng quân giết giặc, ngay đợt đầu đã có 4 đoàn viên tình
nguyện nhập ngũ, đó là các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phạm
Văn Huấn, Nguyễn Xuân Năm, Đỗ Văn Chỉ (các đồng chí Yên,
Huấn, Năm đã hy sinh trong kháng chiến chống Pháp).
Hội Phụ nữ tích cực thực hiện phong trào “Áo ấm tặng
chiến sĩ”, các chị đã gửi hàng trăm áo len tặng bộ đội đánh
giặc ngoài tiền tuyến. Phong trào “Hũ gạo kháng chiến” thu
hút được toàn dân tham gia.
(1) Từ năm 1948, phủ Xuân Trường được đổi thành huyện Xuân Trường.
(2) Gồm gia đình các ông: Đỗ Khôi, Đinh Nghiệp, Đỗ Viễn, Đỗ Đắc...
(3) Giá thóc thời điểm này là 2 đồng/thùng, 1 thùng = 12kg.
81