Page 120 - KỶ YẾU KHÓA 12 HỌC VIỆN QGNN SÀI GÒN
P. 120

1973), lớp tôi có khoảng 30 người. Tôi nhớ cứ vào môn học của thầy,
               cả lớp thường vào trước ngồi chờ thầy vào. Khi vừa thoáng thấy bóng

               thầy hiện ra trước cửa căn phòng nhỏ tầng 3 – căn phòng thường dành
               riêng cho lớp Thủy Lâm chúng tôi – bọn chúng tôi người thì huýt gió
               giả tiếng chim kêu, đứa thì giả tiếng khỉ hú "khẹt, khẹt”, đứa thì kêu
               "tắc kè, tắc kè”, đứa thì giả "chít chít, chít chít” tiếng chuột đồng, đứa

               thì "be he, be he”,… tạo nên mớ âm thanh hỗn tạp như lạc vào chốn
               rừng già thâm sơn cùng cốc với đủ loại tiếng kêu của các loài động

               vật hoang dã! (Môn Thú Lạp học mà lại!!). Thầy bước thẳng đến bàn
               và đặt tập sách xuống, trật gọng kính xệ xuống sống mũi, quắc mắt
               nhìn xuống lớp, tức thì cả lớp im bặt mọi âm thanh lộn xộn khi nãy!
               Thầy bỗng nhoẻn miệng cười tươi, tức thì cả lớp cười ồ như vỡ chợ!

               Giờ học Thú Lạp học của chúng tôi thường bắt đầu không khí vui
               nhộn như thế đó!


               Môn Thú Lạp học là một trong những môn học rất khó "tiêu hóa” vì
               những chuỗi tên khoa học các loài thú dài ngoằng rất khó nhớ và khô
               khan. Tuy nhiên, trong quá trình lên lớp, thầy đã biết tìm các mẫu
               chuyện vui, các giai thoại, các tình tiết độc đáo có liên quan đến chủ

               đề bài giảng để kể cho chúng tôi nghe, qua đó tạo không khí vui tươi,
               từ đó tiếp thu bài giảng hiệu quả hơn. Một trong nhiều mẫu chuyện
               vui nhộn, tạo ấn tượng cho cả lớp mà về sau này, khi nhắc đến hầu

               như chúng tôi đều nghĩ ngay đến thầy Xâm, một người thầy khả kính,
               đạo mạo nhưng vui tính, có trí nhớ tuyệt vời, có kiến thức về động vật
               rừng uyên thâm. Đó là mẫu chuyện vui có thật nói về một kỹ thuật
               săn bắt cá sấu rất độc đáo của thổ dân sống ở các quần đảo Nam

               Dương (Indonésia). Câu chuyện như sau:


               Ở một số quần đảo Nam Dương, một số vùng sông nước hoang vắng
               trong khu vực thường là nơi sinh sống của các loài cá sấu to, hung dữ,
               nổi tiếng ăn thịt người. Cá sấu lại là loài động vật có giá trị kinh tế
               cao do bộ da của nó. Để có thể khai thác cung cấp sản phẩm da cá sấu

               ra thị trường, kỹ thuật bắt cá sấu bằng lưới thường không hiệu quả do
               cá sấu quẫy đạp rất mạnh, xé toạc lưới để thoát thân. Thổ dân ở đây



               KHOÁ 12 HỌC VIỆN QGNN SÀI GÒN                                                 Page 102
   115   116   117   118   119   120   121   122   123   124   125