Page 5 - Tin Học 11 - Chương III
P. 5

Tin học 11                                                                        Tập 2



                           BÀI 9: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH






                   ❖  Kiến thức:
                     Nêu được khái niệm cấu trúc rẽ nhánh.
                     Phân tích cách thức hoạt động của cấu trúc rẽ nhánh.
                     Lấy ví dụ các trường hợp trong cuộc sống liên quan tới cấu trúc rẽ nhánh.
                   ❖  Kỹ năng:

                     Xác định được khi nào cần sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong các bài tập, ví dụ
                       cụ thể.
                     Áp dụng và giải quyết các bài tập hay các bài toán thực tế liên quan tới cấu
                       trúc rẽ nhánh.



                          Rẽ nhánh là gì?


                      Mẩu chuyện:


               Thường ngày, có rất nhiều việc chỉ được thực hiện khi một điều kiện nào đó được thoả
               mãn.
               Ví dụ, Thắng và Quang rất yêu thích môn Tin học.
               Một lần, Thắng thấy thầy dạy môn Tin học vẫn chưa vô lớp, Thắng nói với Quang:
               “Nếu hôm nay trống tiết thì chúng mình hãy tự đọc sách trước nhé!”

               Lần khác, Quang thấy thông báo tuyển Olympic môn Tin học, Quang bèn bảo Thắng:
               “Nếu chúng ta đủ tiêu chuẩn thì chúng ta đăng kí tham dự nhé, nếu không thì chúng
               ta phải tiếp tục ôn luyện chờ năm sau vậy!”


                        Hãy chỉ ra đâu là điều kiện, đâu là kết quả trong hai câu nói trên?



               Như vậy, ta nói cách diễn đạt thứ nhất thuộc dạng thiếu:
               Nếu… thì…

               Còn cách diễn đạt thứ hai thuộc dạng đủ:
               Nếu… thì…, nếu không thì…

               Từ ví dụ thực tế trên, ta nhận xét rằng thuật toán cũng có nét tương đồng, các thao
               tác tiếp theo sẽ phụ thuộc vào kết quả nhận được từ các bước trước đó.

               Rẽ nhánh thiếu và đủ là cấu trúc dùng để mô tả các mệnh đề có
               dạng: “Nếu… thì…” hay “Nếu… thì…, nếu không… thì…”.



                                                                                                        5
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10