Page 105 - My FlipBook
P. 105
- Thƣờng xuyên tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng, chống tội phạm để
mỗi ngƣời thấy đƣợc quyền lợi, nghĩa vụ, tích cực tham gia công tác
này.
- Tập trung điều tra, khám phá, xử lý kịp thời, nghiêm minh các
loại tội phạm, nhất là tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về tham
nhũng, tội phạm có tổ chức, các loại tội phạm về ma túy, mua bán ngƣời,
lừa đảo chiếm đoạt lớn tài sản nhà nƣớc…
- Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm của các cơ
quan chuyên môn; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn với
các cơ quan khác, các tổ chức quần chúng trong phòng, chống tội phạm.
II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Các cấp ủy đảng, chính quyền từ Trung ƣơng đến cơ sở phải
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm, xác định
công tác này là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thƣờng xuyên của
mình; đề ra các nghị quyết, chƣơng trình để thực hiện có hiệu quả các
chủ trƣơng, kế hoạch phòng, chống tội phạm; định kỳ sơ kết, tổng kết,
đánh giá tình hình, kết quả thực hiện; tăng cƣờng đôn đốc, kiểm tra,
thanh tra, kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc trong
quá trình phòng, chống tội phạm. Ngƣời đứng đầu cấp ủy đảng và chính
quyền các cấp phải chịu trách nhiệm trƣớc hết về tình hình tội phạm và
tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tội phạm ở ngành, địa phƣơng
mình.
Mỗi cán bộ, đảng viên có trách nhiệm thực hiện và tuyên truyền,
vận động gia đình thực hiện pháp luật liên quan đến công tác phòng,
chống tội phạm. Kết quả thực hiện công tác phòng, chống tội phạm là
103