Page 32 - My FlipBook
P. 32
pháp luật, nâng cao cảnh giác trƣớc âm mƣu thủ đoạn hoạt động của tội
phạm cho quần chúng nhân dân.
3.1.3. Quyết định về Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Phải dựa vào dân, không đƣợc
xa rời dân. Nếu không sẽ thất bại. Khi nhân dân giúp ta nhiều thì thành
công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng
lợi hoàn toàn”. Cần xác định rằng: “Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
là một hình thức hoạt động tự giác, có tổ chức của đông đảo nhân dân
lao động tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống các loại tội
phạm nhằm bảo vệ An ninh chính trị, giữ gìn TTATXH bảo vệ tài sản
Nhà nƣớc và tính mạng, tài sản của nhân dân”.
Đảng ta luôn xác định phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ giữ vị
trí chiến lƣợc, là một trong những biện pháp công tác cơ bản của lực
lƣợng CAND, là nền tảng cơ bản trong sự nghiệp bảo vệ ANQG, giữ gìn
TTATXH. Cách mạng là sự nghiệp của toàn dân, đấu tranh bảo vệ
ANQG và giữ gìn TTATXH cũng là sự nghiệp của toàn dân. Quán triệt
tƣ tƣởng này của Đảng, để ghi nhớ sự hy sinh cao cả của các anh hùng
liệt sỹ, thƣơng binh và tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến
trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự; tiếp tục động viên đông
đảo các tầng lớp nhân dân, đẩy mạnh phong trào bảo vệ ANTQ trong
giai đoạn mới, ngày 13/6/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 521/2005/QĐ-TTg về việc lấy ngày 19/8 hàng năm là
“Ngày hội toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc”.
Việc tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ” phải hƣớng đến
thực hiện các nội dung, yêu cầu:
- Giáo dục truyền thống yêu nƣớc, lòng tự hào dân tộc, nâng cao
ý thức trách nhiệm của các tầng lớp xã hội trong sự nghiệp bảo vệ
30