Page 48 - Cam nang XK det may sang Canada 2020
P. 48
2. CAM KẾT CỦA CANADA ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DỆT MAY
CỦA VIỆT NAM
Trong Hiệp định CPTPP, Canada có cam kết thuế quan với các
mặt hàng dệt may của Việt Nam như sau:
Ngay khi CPTPP có hiệu lực, Canada xóa bỏ thuế nhập
khẩu với 1.068/1.203 (tương đương khoảng 88,8%)
dòng thuế dệt may của Việt Nam.
Lộ trình 4 - 6 năm kể từ khi CPTPP có hiệu lực, Canada
cắt giảm và xóa bỏ với 135 dòng thuế còn lại, cụ thể:
X Lộ trình 4 năm với 107/1203 dòng thuế,
chủ yếu thuộc về may mặc
X Lộ trình 6 năm với 28/1203 dòng thuế
(thảm và các loại hàng dệt trải sàn)
Trước CPTPP, Việt Nam và Canada chưa có FTA chung nào.
Sản phẩm dệt may Việt Nam thuộc diện áp dụng thuế MFN
mà Canada áp dụng chung cho tất cả thành viên WTO chưa
có FTA với nước này.
Mức thuế MFN trung bình của Canada áp dụng đối với
nguyên phụ liệu dệt may tương đối thấp, trong khi mức
thuế này đối với các sản phẩm may mặc dệt may thành
phẩm (nhóm sản phẩm Việt Nam có thế mạnh) lại tương
đối cao. Cụ thể, thuế MFN trung bình năm 2018 mà Canada
áp dụng như sau:
X 0,76% đối với các sản phẩm dệt may
Chương 50-60;
X 15,79% đối với các sản phẩm dệt may
Chương 61-63.
Như vậy, CPTPP mang đến cho sản phẩm dệt may Việt Nam
lợi thế đáng kể về thuế quan, đặc biệt với một số dòng
hàng hóa đang có mức thuế MFN cao. Tuy nhiên, cần chú
ý là để tận dụng thuế quan ưu đãi, sản phẩm dệt may Việt
Nam phải đáp ứng qui tắc xuất xứ CPTPP (trong khi thuế
MFN không có điều kiện về qui tắc xuất xứ).
vietrade.gov.vn CẨM NANG HƯỚNG DẪN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG CANADA TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC THI HIỆP ĐỊNH CPTPP Trang 48