Page 235 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 235

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            mưa  rơi, tiếng  nào  ra tiếng  ấy.  Ngày xưa,  tại  các  nhà  thờ
            Công-Giáo, tính nhạc dân-tộc được du-nhập vào lời kinh, các
            tín-đồ còn đọc ngân-nga như hát, có đệm thêm những tiếng
            "í, a" như những dấu láy trong các điệu dân-ca cổ-truyền.
            Mỗi  bài  kinh, tùy  theo ý-nghĩa  và  cũng  tùy  theo  mỗi  vùng
            (địa-phận)  mà  có  điệu  nhạc  trầm  bổng  khoan  mau  khác
            nhau. Nếu đưa ra bất cứ một bản kinh mới nào, ngay mới
            đọc lần đầu, cộng-đoàn tôn-giáo này tự-nhiên đọc lên ngân-
            nga  nhịp-nhàng  tùy  theo  ý  của  mỗi  bài  và  theo  cung-điệu
            của mỗi vùng, chỉ cần một người xướng giọng đầu tiên, tất
            cả cùng dựa nhau đọc theo đều-đặn. Sáng-tác tự-phát ấy có
            được là do lời đã chứa nhạc, lời hợp với nhịp điệu của nhạc
            vậy.  Ðiều  này  không  có  được  trong  các  tiếng  Âu-Mỹ.  Nếu
            phải  đọc  cộng-đồng,  họ  thường  đọc  loạc-choạc  lỗ-mỗ.
            Chẳng hạn khi đọc tiếng La-tinh, nhờ dấu nhấn của mỗi từ
            làm  điểm  tựa  như  một  nhịp  mạnh  mà  đẩy-đưa  cho  nhịp-
            nhàng - sự nhịp-nhàng có được thường do đọc lướt nhanh
            nuốt vần - cách đọc không chậm-rãi được, lại đều-đều một
            cung giọng không trầm bổng được như tiếng Việt. Cho nên,
            họ bảo rằng: Người Việt-Nam nói như hát. Nhận xét ấy quả
            không sai.


                    * Chính  nhờ  nét đặc-thù  ấy  mà  ngày  xưa  học
            Pháp-văn tại các lớp Sơ-học, các vị hương-sư thường
            bắt học-trò tập đọc cộng-đồng thong-thả nhịp-nhàng
            theo lối đơn-âm của tiếng Việt.

                    Chính  nhờ  nét  đặc-thù  ấy  mà  các  thầy  đồ  dạy  chữ
            Nho đã khai-tâm cho học-trò bằng lối học thuộc lòng đọc to
            và ngân-nga như hát. Người viết vẫn không sao quên được
            những buổi học "Tam Thiên Tự" phải ê-a ngân hát theo thầy
            đồ:

                                          234
   230   231   232   233   234   235   236   237   238   239   240