Page 356 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 356

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            áp-dụng không đắn-đo khi viết tiếng Việt, lâu dần tập-quán
            của ngoại-ngữ biến thành tập-quán của Việt-văn. Sau đây là
            một vài ví-dụ quen thuộc, điển-hình xin miễn ghi xuất-xứ:

            "Tờ báo X. đăng bài phỏng-vấn ông Nguyễn văn Y. của hai
            ký-giả A và B". Lối nói này "tây-phương" quá! Đối với Việt-
            văn, nó tối-nghĩa nếu không nói là lạc ý. Giả-thử đây là lời
            nói, vì một lý-do nào đó, lời nói tự-dưng ngưng ở hai tiếng
            phỏng-vấn, thì câu văn thành ngớ-ngẩn là "ông Nguyễn-văn-
            Y của hai ký-giả A và B". Chỉ-định túc-từ rời vị-trí đúng của
            nó,  không  đứng  liền  với  tiếng  mà  nó  chỉ-định,  nên  mới  ra
            nông-nỗi.  Nếu  viết  lại  cho  đúng  với  cú-pháp  tự-nhiên  của
            tiếng Việt: "Tờ báo X đăng bài của hai ký-giả A và B phỏng-
            vấn  ông  Nguyễn-văn-Y"  tưởng  nghe  xuôi  tai  hợp  lý  hơn.
            Cũng vậy, một bản tin từ trong nước đánh đi, viết rằng: “tại
            đền  Ngọc  Sơn  cũng  có  màn  phát  nón  xanh,  nhưng  đó  là
            ngày thả chim của các cụ. Văn Việt không viết thế, nhưng
            viết: “…. đó là ngày các cụ thả chim.” Ở một tạp-chí khác:
            "Bà J.S. cho hay không-khí chung-quanh đã cởi-mở và hiểu
            về  B.B.C  hơn  là  lần  tới Mỹ  trước  của bà  cách  đây  hơn  hai
            năm".  Đúng  ra,  tiếng  Việt  cho  được  sáng-sủa  nên  viết  là:
            "Bà.....và hiểu về BBC hơn là lần trước Bà tới Mỹ cách đây
            hơn  hai  năm".  Còn  nhớ  khoảng  những  năm  1950-53  nhà
            xuất-bản  Yiểm-Yiểm  Thư-Trang  với  tuần-báo  Nhân-Loại  tại
            Saigon, có mục "Nhặt cỏ dại, trồng hoa thơm" (?) nêu những
            khuyết-điểm, sai lầm trong việc xử-dụng ngôn-ngữ hầu xây-
            dựng tiếng Việt cho được trong sáng toàn-bích. Nếu như các
            tạp-chí ngày nay có thêm được mục này thiết-nghĩ rất cần-
            thiết  và  bổ-ích  cho  việc  trau-giồi  tiếng Việt  nhất  là  đối  với
            thanh-thiếu-niên Việt tại hải-ngoại hiện nay. Trên đây, chỉ là
            một  hạn  sạn  nhỏ,  nhưng  dù  nhỏ  nếu  được  gạn  đãi,  trau-



                                          355
   351   352   353   354   355   356   357   358   359   360   361