Page 433 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 433
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
Ngôn-ngữ có nhạc là do cách sử-dụng từ sao cho réo-rắt,
đấy là cách gieo bình và trắc-thanh, sao cho êm-ái du-
dương, đấy là cách ngắt nhịp, lựa chọn âm-vận.
Người Việt ngâm thơ mà người ngoại-quốc nói là hát thơ.
Nói như thế không sai. Khi ngâm thơ, ta thưởng-thức giọng
ngâm và điệu ngâm. Ngâm thơ là phổ nhạc vào thơ, một thứ
nhạc đã được chế sẵn để chuyên-chở ý thơ, cũng hệt như
ngâm vọng cổ một bản mà lời chẳng có gì làm sâu-sắc văn-
vẻ cho lắm nếu đem đọc lời của bản nhạc này. Vậy khi nói
đến nhạc của thơ, là nói đến đọc thơ. Đọc thơ lột hết
được tính nhạc của thơ tự nó đã có sẵn trong lời thơ.
Nói như vậy là muốn nói đến thơ tự-do, thơ xuôi, tuy là
vay mượn hình-thức thơ Tây, nhưng nếu không có nhạc
.
trong thơ, thì chẳng hoá ra là thơ ngoại-lai Thơ không có
nhạc mà chỉ chuyên-chở ý-tưởng, đúng hơn chỉ là một bài
dịch thơ sang tiếng Việt hơn là một bài thơ Việt. Nói là vay
mượn, chứ thực ra trước khi ta có thơ xuôi gần đây, thì từ
thuở xa xưa, ta đã có văn biền-ngẫu qua những bài văn-
sách, kinh-nghĩa của lối khoa-cử. Và trước khi du-nhập thơ
tự-do của Tây-phương thì ca-dao với lối hát xẩm, ta cũng đã
có thơ tự-do rồi, một thứ thơ tự-do với nhịp phách và cước-
vận như của thơ Tây, lại còn mang tính dân-tộc với cung bậc
thanh-âm rộn-ràng và với yêu-vận gieo ở lưng chừng câu.
Như bài sau đây:
Ba mươi Tết, lại ba mươi Tết,
Vợ thằng Ngô đốt vàng cho chú khách
Một tay cô cầm cái dù rách
Một tay cô xách cái chăn bông
Cô ra bờ sông
432