Page 23 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 23

xinh đẹp và học trò rất thương yêu cô. Cứ mỗi lần tan học
           vào buổi chiều, các bạn trong lớp tự động đi theo bảo vệ cho
           đến khi cô về đến nhà trọ vì sợ cô bị lính tráng Lê Dương
           (lính Pháp) chọc ghẹo giữa đường. Trong lớp học của cô, tôi
           và anh Nguyễn Văn Phước (sau này là Thiếu Tá trong Quân
           Lực Việt Nam Cộng Hòa, hiện ở tại thành phố Seatt le ở bang
           Washington) thường cứ thay nhau đứng đầu lớp vì thế cô nhớ
           đến chúng tôi rất nhiều. Hiện cô đang ở với phu quân là Kỹ Sư
           Tôn Thất Ngọ tại vùng San Francisco. Tôi có dịp gặp lại cô lần
           đầu sau gần nửa thế kỷ trong dịp họp mặt đồng hương Thừa
           Thiên, Huế nhân dịp Xuân Bính Tuất (tháng 2/2006) vừa qua.
           Thật là cảm động biết bao khi gặp lại cô giáo đã dạy dỗ mình
           suốt năm lớp Nhất, một tuần 5 ngày mỗi ngày 6 tiếng trong
           suốt 9 tháng trường của niên học 1953-1954. Nhiều học trò
           cũ của cô như nhà văn Nguyễn Chí Kham (ở Nam Cali), như
           Phước ở Seatt le hay ở xa như Nguyễn Ngọc Đá (bây giờ đổi
           lại là Nguyễn Ngọc Túc) tận bên Úc Châu xa xôi cũng thường
           gọi điện thoại về thăm hỏi sức khỏe của cô. Tình thầy trò của
           những năm tháng ấy sao mà thắm thiết vậy!
               Năm 1954 mùa hè năm đó chúng tôi đã đỗ rất cao trong
           kỳ thi văn bằng Tiểu Học (hết cấp 1 nói theo hệ thống giáo dục
           hiện nay) khiến cô giáo Kim Trâm vô cùng hãnh diện. Tiếp đó,
           chúng tôi tham dự kỳ thi tuyển vào lớp Đệ Thất trường Trung
           Học Nguyễn Hoàng niên học 1954- 55 cùng với rất nhiều sĩ tử
           các quận huyện và các trường tư thục trong tỉnh.
               Năm 1954 cũng là năm ký hiệp  định Genève (20-7-54)
           chia đôi đất nước Việt Nam với con sông Bến Hải làm ranh
           giới. Dạo đó, dù còn nhỏ nhưng chúng tôi đã cảm thấy có cái
           gì mất mát lớn lao trong thực trạng chia cắt của quê hương.
           Dòng người di cư đổ vào thành phố nhỏ bé Quảng Trị ngày
           càng đông và phải chia nhau ở các trại tạm trú tại sân vận
           động. Rất nhiều con em của các gia đình di cư này cũng dự
           thi vào lớp Đệ Thất Trung Học Nguyễn Hoàng năm đó và anh
           Nguyễn Văn Thưởng (nhà thơ Chu Vương Miện) là bạn cùng
           học với tôi ở trong số này. Sau khi thi xong chúng tôi chờ đợi
           giờ đọc tên “bảng vàng” mà lòng như lửa đốt và rồi kết quả
           như chúng tôi kỳ vọng, anh em chúng tôi đều trúng tuyển với
           thứ hạng cao nhất toàn tỉnh.


           22 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai
   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28