Page 91 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 91

đấu chống lại sự nổi dậy của Cộng Sản ở vùng châu thổ sông
           Cửu Long và giờ đây, tôi lại phải tích cực tham gia một cuộc
           chiến khác mà cá nhân tôi chưa được chuẩn bị kỹ càng: Cuộc
           chiến giành sự công nhận học vị Đại Học cho những sĩ quan
           tương lai sẽ đảm nhận trọng trách lãnh đạo quân đội và lãnh
           đạo quốc gia”.
               Quả thật như ông mong  đợi, các vị khách trong phái
           đoàn liên viện Đại Học đến thăm đã có được những cảm tình
           thật tốt về Trường Võ Bị. Sau khi được trình bày sơ lược về
           chương trình học, về việc xây dựng trường ốc…, phái đoàn
           được hướng dẫn đến thăm phòng thí nghiệm nặng và phái
           đoàn rất ngạc nhiên khi thấy sinh viên sĩ quan đang thực tập
           với những trang thiết bị tối tân mà các Đại Học Dân Sự không
           có… Vị Giám Đốc trường Kỹ Sư Phú Thọ, trong phái đoàn đã
           xin phép Trường cho họ được gởi sinh viên lên thực tập tại
           đây hàng năm. Khi đó, Tướng Thi đã nói đùa rằng: “Tôi sẽ
           đón tiếp sinh viên của quý trường miễn rằng quý vị trao tặng
           học vị Kỹ Sư cho trường chúng tôi” (LQT, sđd, tr.224).
               Khi được hướng dẩn đến thăm các lớp học, phái đoàn thật
           ngỡ ngàng khi lớp học ở đây thoáng mát, rộng rãi mà chỉ từ
           16 đến 20 sinh viên cho mỗi lớp học và sinh viên sĩ quan đang
           giải các phương trình trên bảng đen dài từ bên này qua bên
           kia của lớp học. Sau cùng, phái đoàn lại vô cùng ngạc nhiên
           khi được hướng dẫn thăm thư viện của nhà trường, được xây
           cất đồ sộ và được quản lý sắp đặt hết sức chuyên nghiệp, rất
           tiện lợi cho việc tham khảo, nghiên cứu của sinh viên. Tuy
           nhiên phái đoàn đã nhắc nhở là thư viện không đầy đủ sách
           tiếng Việt và Tướng Thi hứa là đáp ứng trong thời gian sớm
           nhất. Trong bữa cơm trưa, phái đoàn đã bày tỏ những cảm
           nghĩ tốt đẹp của cuộc viếng thăm. Riêng G/S Lê Thanh Minh
           Châu đã hết lòng ca ngợi và ông còn cho rằng hệ thống giáo
           dục tại học viện này (theo hệ thống tín chỉ) là một kiểu mẩu
           tương lai cho các Đại Học Dân Sự Việt Nam mà Trường Võ Bị
           đã đi tiên phong.
               Với sự quen biết từ trước với G/S Lê Thanh Minh Châu
           khi đang giảng dạy tại Đại Học Văn Khoa Huế, người viết đã
           thực hiện một cuộc điện đàm lúc 6 giờ chiều ngày 25-9-2013 và
           được G/S Châu (hiện cư ngụ ở vùng gần San Diego) xác nhận


           90 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai
   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96