Page 126 - DS2020-Final4
P. 126
bảo vệ chúng thì làm gì có thành ngữ “Hồn Thiêng Sông
Núi”. Do đó núi sông cũng có Hồn. Khi nói đền Hồn, người
ta nghĩ đến phần tinh anh, phi vật chất thoát ra khỏi thể xác
lúc lâm chung, là cái tinh hoa không bị tiêu tan với thể xác.
“Võ Tánh” đã nằm xuống, và “Hồn Thiêng Võ Tánh” tỏa ra
khắp bốn phương trời. Hồn Thiêng Võ Tánh có thể cụ thể
hóa bằng sự hoài niệm cở sở vật chất có cổng vào mang tên
Võ Tánh, là huy hiệu Võ Tánh mà mỗi học sinh Võ Tánh
hãnh diện mang trên ngực. Là tình nghĩa thầy trò, tình đồng
nghiệp và bằng hữu mà mỗi một thành viên Võ Tánh khắp
năm châu bốn biển đã và đang trầm tư nhớ lại để kể cho nhau
nghe đủ mọi thứ chuyện năm xửa năm xưa trên diễn đàn vào
dịp Hội Ngộ mỗi năm. Là những cái liếc mắt đưa tình vào
thời nam nữ còn học chung dưới một mái trường, mà sau này
có người đã thành đôi thành đũa. Đời học trò, không có giai
đoạn nào đẹp bằng những năm trung học. Thời gian mà
những “teen” có khủng hoảng tuổi dậy thì, nhiều mộng đẹp
về sự nghiệp và tình yêu. Cái Hồn Võ Tánh phảng phất trong
mọi ngóc ngách từ phòng học đến sân chơi,trên đầu cây ngọn
cỏ... trong phạm vi của trường. Nó còn lan tỏa ra ngoài phạm
vi khuôn viên tới quán chè trước ngõ và con đường Bá Đa
Lộc rợp bóng trữ tình...”
Trong niềm hoài cảm ấy giọng ca vàng Ngô Loan của
đất Nha Thành đã trình bày diễn cảm và rất tuyệt vời bài
“Trường xưa”, một sáng tác của thầy Phan Văn Bình.
Thầy Đỗ Khế cũng có đôi dòng tâm sự. Thầy nói rất
hạnh phúc và cảm động khi gặp lại đồng nghiệp, học trò và
Nha Trang thời trai trẻ; về mối tương quan giữa nhu cầu vật
chất và những giá trị tinh thần trong cuộc sống cùng những
hoài niệm về một thời rất hạnh phúc trong đời dạy học. Thầy
kể lại cảnh tượng ở “trường Nữ cũ” trên đường Lê Văn
Duyệt vào mùa mưa. Khi thấy em học sinh nào khi vào lớp
cũng tươi vui mặc dầu đang run lên vì lạnh và chợt nhân ra
126 Đặc San VT-NTH/HT NT (2020 @ San Jose, Cali ?)