Page 193 - Tuyen Tap VTLV 2020
P. 193
Quê Hương và Nỗi Nhớ
Nếu theo lịch sử về Hai Bà Trưng (40-43 AD) thì hai Bà
Trưng cũng đả cỡi voi mặc áo dài vàng xung trận đáng đuổi
quân Tàu ra khỏi đất Việt, tuy nhiên tới thế kỷ thứ 16 chiếc
áo dài Việt vẫn còn bị ảnh hưởng cách may mặc của Tầu, và
người Việt cứ ngỡ áo dài Việt bị ảnh hưởng Tầu.
Để giữ riêng cho dân Việt một đặc thái riêng Vũ Vương
Nguyễn Phúc Khoát đã ra chỉ dụ về chiếc áo dài và từ đó
chiếc áo dài Việt Nam được hình thành với đặc thù hợp với
người việt và qua nhiều thay đổi theo thời gian, chiếc áo dài
được biến hóa trở thành quốc phục như ngày nay.
Quốc húy của dân tộc Việt Nam là Con Rồng Cháu
TIên : Rồng là một linh vật dũng mãnh nhưng khi bay lượn
uốn khúc rất mềm mại, dấu đi sự mạnh bạo của vậy linh này.
Tiên là người đẹp hoàn mỹ . Hai Linh vật thực thể trong quốc
Húy Việt quyện lại với nhau đễ gói vào thân hình người thiếu
nữ Việt một cách trang trọng vào uyển chuyễn của triết học
Đông Phương lưỡng long chầu nguyệt: Mềm đẹp nhưng
dũng cảm và hy sinh của phái nữ Việt Nam. Đặc trưng là hai
Bà Trưng, bà Triệu yếu mền nhưng vẫn hung tráng khi cần
trong bản thể giống Việt.
Chiếc áo dài có những thay đổi với nhửng tên tiêu biểu
như : Bắt đầu từ Áo Tứ thân (miền Bắc), áo ba tà (miền
Nam), áo dài Le Mur do hoạ sĩ Cát Tường vẽ kiểu, áo dài
hoạ sĩ Lê Phổ (1930-1934), Áo dài tay Giác Lăng (raglan)
rồi áo dài Cổ Thuyền (bà Trần lệ Xuân hiền thê ôngNgô Đình
Nhu thời đệ nhất Cộng Hoà)
Qua nhiều thời đại đổi thay, chiếc áo dài vẫn giử nguyên
hình ảnh đẹp của hai tà áo phất phơ như bướm liệng trong