Page 408 - Tuyển Tập VTLV 2019
P. 408
Để hiểu rõ hơn, chúng ta phải tìm hiểu sâu hơn về sự cấu tạo của con
người. Cái hình hài mà chúng ta đang sở hữu, chính là thể xác
(Body). Bên trong thể xác có một yếu tố vô cùng quan trọng đó là
Chân Ngã (Spirit) . Đây chính là hình hài thật sự mà thượng đế đã
cấu tạo ra con người, nó chính là sự huyền diệu của ánh sáng, là hình
hài của thượng đế, bởi vì thượng đế đã dùng chính hình ảnh của mình
để làm ra con người. Hay nói một cách khác, hình hài của chúng ta
chính là hình hài của Thượng Đế. Chân ngã được cấu tạo bởi những
nguyên tử vô cùng thanh cao, rất nhẹ nhàng. Tỉ lệ rung động của
chân ngã (spirit) rất cao siêu, khác hẳn với sự rung động nặng nề ô
trược của cõi vật chất; do đó, nó không thể giao tiếp với cõi vật chất
là thể xác (body), nó cần một yếu tố trung gian để giữa chân ngã và
thể xác thấu hiểu nhau. Vì vậy, chân ngã (spirit) đã tự sáng tạo ra
một yếu tố khác, nó tự tách riêng ra một phần nhỏ khác gọi là linh
hồn (Soul) ; từ đó, linh hồn đóng một vai trò trung gian như một
gạch nốingiữa chân ngã và thể xác. Trong sự tiếp xúc này, phần linh
hồn đã tự khoác cho mình một hình ảnh có tính cách cá nhân mà ta
gọi là phàm ngã (Ego). Linh hồn có thể cảm nhận được sự rung động
của thể xác và sự rung động vô cùng thanh cao của tinh thần (chân
ngã hay spirit). Chính vì vậy, lâu dần linh hồn (bản ngã) đã bị lôi
cuốn bởi những đam mê, vui thú của xác thịt, linh hồn đã trở nên u
mê, và nó tự cho mình có một thiên chức như tinh thần (spirit) và
một quyền năng giống như thượng đế. Chính sự mạo nhận này linh
hồn đã khoác lấy một xác thân vật chất và tự gán cho mình một địa
vị quan trọng, như môt thực thể có đời sống riêng biệt. Sự đồng hóa
một cái gì không thật (vô hình) thành môt cái gì có thật (hữu hình)
chính là sự hiểu lầm tai hại. Tất cả những tôn giáo lớn đều đề cập
đến vấn đề này. Như Thiên Chúa giáo gọi sự mạo nhận này là Sa
đọa đầu tiên, Phật giáo gọi là Vô minh lầm lạc, và Ấn giáo gọi là
Hiểu lầm nguyên thủy. Để làm sáng tỏ hơn vấn đề rất trừu tượng
và khó hiểu này, tôi xin mượn những quan niệm, hay những tư tưởng
397