Page 71 - Tuyển Tập VTLV 2019
P. 71

cõi vô thường chợt đến, chợt đi trong cõi buồn vui bất chợt. Thế hệ
          chị; đã chứng kiến biết bao biến cố diễn ra trên cái sân khấu chính
          trị lẫn văn học xã hội. Tất cả những cái đó dệt thành bức tranh “vân
          cẩu” trong ký ức chị.


             Tuổi thơ chị bước vào khung đời hoa mộng của tuổi học trò đẹp
          biết bao, qua từng mùa hạ thắm cài trên suối tóc cánh hoa phượng
          vĩ. Cô nữ sinh diễm kiều “Quốc Hương” sắc nước hương trời dệt
          bao mơ ước trên tà áo trắng trinh nguyên, và đọc từng trang sử sách.
          Nó lần lượt vây quanh dòng tư tưởng để hình thành khái niệm cho

          dòng suy tư, một phạm trù đang tác động trên trào lưu thiên biến.
          Chắc chị chạnh thấy lòng bâng khâng, lẫn bàng hoàng về những hệ
          lụy  của  dân  tộc  lạc  hậu,  ban  khai  bởi  hàng  ngàn  năm  giặc  Tàu
          phương Bắc đô hộ, với dã tâm đồng hóa dưới mọi hình thức đều vỡ
          mộng.Tuy là một nước nhỏ bé bên thằng khổng lồ tham vọng, nhưng
          Việt tộc được kết tinh bởi hồn thiêng sông  núi, anh linh tổ quốc hun
          đúc khí hạo nhiên tinh hoa sông núi. Đã sản sinh những bậc anh
          hùng, những anh thư, nữ kiệt phi thường như hai bà Trưng, bà Triệu
          ... , Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang
          Trung v.v... đã đánh bật giặc Tàu phương Bắc kẻ thù truyền kiếp
          hàng ngàn năm, bảo vệ văn hiến và chủ quyền dân tộc. Tiếp theo
          sau, hàng trăm năm nô lệ thực dân Tây, khi trào lưu văn minh cơ học
          Tây phương ra đời, chia nhau đi chiếm lĩnh thuộc địa để khai thác
          và mở rộng thị trường doanh nghiệp và kinh tế. Trong bối cảnh đó;
          đám hủ nho lạc hậu vua, quan triều Nguyễn, ảnh hưởng nặng nề văn

          hóa “từ chương” của phong kiến Tàu, thứ văn hóa hủ bại, lạc hậu bị
          các nước tiên tiến: Anh, Pháp, Bồ Đào phanh thây bằng chiến tranh
          “Pháo hạm”. Thế mà triều đình Nguyễn rập khuôn Tàu “Bế môn,
          tỏa cảng” không thức thời canh tân như nước Nhật cùng thời. Họ
          sớm đào thải văn hoá Tàu. Mở tung cánh cửa đón nhận ánh sáng văn
          minh cơ học Tây phương, không bao lâu họ bắt kịp.


                                         60
   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76