Page 18 - kyyeu_Neat
P. 18

20
             25 naêm
             Giaùo xöù Hieäp Ñöùc



               Giôùi thieäu khaùi quaùt....



                    Hiệp Đức là tên của một giáo xứ nằm dọc QL IA, về phía Nam TP- Phan Thiết. Giáo Xứ thuộc
             đơn vị hành chánh của Thị trấn Hàm Thuận Nam và của  Xã Tân Lập, Huyện Hàm Thuận Nam, với
             chiều  dài  7km,  tính  dọc  theo  trục  quốc  lộ  hướng  Phan  Thiết  –  Sài  gòn,  từ  km  28  đến  km  34.

             Quá trình hình thành
                    Mùa hè 1972, cuộc chiến khốc liệt diễn ra ở các tỉnh miền Trung Nam Phần. Bom đạn tàn phá
             xóm làng, nhà thờ, chùa chiền. Đời sống dân chúng bất an, khốn khổ. Đa số các gia đình trong những
             vùng mất an ninh đều phải di tản tìm đến nơi an toàn đảm bảo cho cuộc sống. Những linh mục coi xứ tìm
             mọi cách để đưa đoàn chiên mình đến nơi bình an.
                    Đầu năm 1973, Bác sĩ Phan Quang Đán, Phó Thủ Tướng & Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Khẩn
             Hoang Lập Ấp, có chương trình Khẩn Hoang Lập Ấp từ Khu Ba Tuy đến Rừng Lá (căn cứ 4, 5, 6, 7,
             thuộc tỉnh Bình Tuy) dành cho dân tỵ nạn chiến tranh.
                    Được tin này, Linh Mục Stephano Nguyễn Văn Bích, chính xứ Giáo Xứ Trà Câu, hạt Quảng
             Ngãi, Giáo phận Quy Nhơn, đã liên hệ với chính phủ, và được phép chuyển giáo dân từ Trà Câu, tỉnh
             Quảng Ngãi, đồng thời với một số bà con thuộc quận Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi, về khu Khẩn Hoang Lập
             Ấp này, với tên gọi đầu tiên là Khu Khẩn Hoang Lập Ấp Ba Tuy (Ba Tơ - Bình Tuy).
                    Một số giáo dân thuộc các giáo xứ khác ở Quảng Ngãi, như Phú Hòa, Cù Và, Phước Thọ, Đồng
             Cọ, Trung Tín, Châu Me, Bàu Gốc… ở Tuy Hòa, như Đồng Tre… ở Nha Trang như Hòa Nghĩa, cũng
             nhân cơ hội may mắn này, đã di tản về đây lập nghiệp trong những ngày đầu 1973.



             -Từ khi hình thành đến năm 1975.
                    Một khu rừng thiêng âm u. Một đồng cỏ le già thâm niên cằn cỗi. Mặt đất sỏi, lòng đất đá. Nguồn
             nước nằm sâu dưới bao tầng đá tảng. Vạn sự khởi đầu nan! Cha Stephano cùng đoàn chiên chịu
             thương chịu khó.
                    Con số giáo dân đã tăng từ 1600 đến 2000 vì nhiều nguồn di dân từ các tỉnh miền trung đổ về.
             Được phép của Đức Cha FX. Nguyễn Văn Thuận, Giám Mục Địa phận Nha Trang, vào tháng 03/1974,
             Giáo Xứ mới được đặt tên là Hiệp Đức và được phép xây dựng một ngôi nhà thờ tạm bằng gỗ, mái lợp
             tôn vách ván.
                    Tên gọi Hiệp Đức, cùng với nhóm Giáo xứ: Hiệp Nghĩa, Hiệp An đã có trước. Hiệp Đức còn là
             hiệp thông với nhau trong đời sống các nhân đức, đặc biệt là Đức Tin, Đức cậy và Đức Mến. Giáo Xứ
             Hiệp Đức được đặt dưới sự bảo trợ của Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Bổn Mạng Giáo Xứ, mừng kính vào
             ngày 15/08 hàng năm.



                                                   Đời sống giáo dân thật chật vật thiếu thốn khó khăn vì đời sống
                                            kinh tế và nơi mới định cư chưa ổn định. Hầu hết phải sống bằng nghề
                                            đốt than, làm rẫy. Mặc dầu vậy, đời sống đức tin của giáo dân rất cao,
                                            sinh hoạt mục vụ đều đặn. Giáo xứ lúc bấy giờ đã có Hội Đồng Giáo
                                            Xứ, cùng với 02 cộng đoàn nữ tu thuộc dòng MTG Quy Nhơn và Dòng
                                            Thánh Phaolô Chartres Đà Nẵng giúp đỡ.
                                            Tình hình phát triển trong 45 năm qua.
                                                   Biến cố lịch sử 1975, lại một lần nữa làm một số giáo dân tản
                                            mác, giáo xứ mất ổn định. Các giáo xứ gặp rất nhiều khó khăn. Có giáo
                                            xứ thiếu vắng linh mục coi sóc. Đời sống giáo dân lúc bấy giờ là tự tổ
                                            chức duy trì các buổi kinh nguyện sớm tối với sự cộng tác đắc lực nhất
                  Cha Stêphanô Nguyễn Văn Bích  của các nữ tu.
   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23