Page 19 - HIẾN PHÁP ĐỆ TAM VIỆT NAM CỘNG HÒA ẤN KÝ
P. 19

KHOẢN  2.2.4.1:  Quốc  Gia  Việt  Nam  theo  thể  chế  ĐỆ  III  VIỆT  NAM  CỘNG  HÒA,  tên
               nước là VIỆT NAM CỘNG HÒA, với tứ quyền phân lập:

               KHOẢN 2.2.4.2: Quyền Hành pháp do Tổng Thống chịu trách nhiệm lãnh đạo.

               KHOẢN 2.2.4.3: Quyền Lập pháp thuộc về Quốc Hội Lập Hiến và Quốc Hội Lập Pháp.

               Điều 2.2.4.3.1: Quốc Hội Khóa I do Tổng Thống Đệ III VNCH triệu tập là Lập Hiến.

               Điều 2.2.4.3.2: Quốc Hội Lập Pháp sẽ do Tổng Thống nhiệm kỳ II triệu tập.

               KHOẢN 2.2.4.4: Quyền Tư pháp do Tối Cao Pháp Viện trách nhiệm.

               KHOẢN 2.2.4.5: Quyền Dân Ý do Truyền Thông Công Lý và nhân gian truyền khẩu.

               KHOẢN 2.2.4.6: Quốc Hội Đệ III VNCH nhiệm kỳ I ấn định năm (5) điều:

               Điều Thứ I:   Việt Nam theo thể chế Cộng Hòa
               Điều Thứ II:  Quốc Kỳ Việt Nam là Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ.
               Điều Thứ III: Quốc Ca Việt Nam là bài “Tiếng Gọi Thanh Niên”.
               Điều Thứ IV:  Quốc Khánh Việt Nam là ngày 16.2.
               Điều Thứ V:   Thủ Đô Việt Nam Cộng Hòa là Sài Gòn.

               Chương 2.3:  Quyền hạn và bổn phận của Quốc Dân và Công Dân

               MỤC 2.3.1: Mọi Quốc Dân Việt Nam đều có quyền trở thành công dân Việt Nam theo
               thể  thức  ấn  định  bởi  Hiến  Pháp  và  luật  lệ  của  Đệ  III  VNCH.  Mọi  người dân  đều có
               quyền hiến mô, hiến xác và các bộ phận thuộc về cơ thể của mình, theo Luật định. Việc
               thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên
               cơ thể, phải có sự đồng ý, tự nguyện của người được thử nghiệm và tuân thủ theo mọi
               thể thức được ấn định bởi Hiến Pháp và luật lệ của Đệ III VNCH. Tất cả những cán bộ,
               đảng viên, bộ đội, thương binh, gia đình tử sĩ của CSVN chưa tham gia hay tham gia
               CPQGVNLT/Đệ III VNCH sau ngày 30.04.2020, đều bị tra cứu, có thể bị xét tước quyền
               công dân trong vòng 5 năm, nếu bị khám phá những tội ác đã gây ra trong quá khứ.
               Điều này sẽ được quy định chi tiết trong bộ luật Chiêu Hiền.

               MỤC 2.3.2: Mọi công dân và Quốc Dân Việt Nam hợp lệ, đang cư ngụ trên quê hương,
               hay tại các nước khác, dù các nước này có quan hệ, hay không có quan hệ ngoại giao
               với Chính Phủ Việt Nam, nhưng Nhân Quyền của những công dân và Quốc Dân này,
               đều  phải  được  bảo  vệ  bằng  luật  pháp  quốc  tế,  một  cách  công  bằng  và  minh  bạch,
               không bị ngược đãi, bị bắt bớ, giam cầm trái phép. Nhưng nếu vi phạm luật pháp của
               CPQGVNLT-Đệ III VNCH, có thể bị tước quyền công dân trong mười (10) năm, kể từ
               ngày tòa tuyên án. Trong thời gian bị mất quyền công dân, thì có bốn (4) trường hợp:


                                                                              Hiến Pháp Đệ III VNCH TRANG 19 / 81
   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24