Page 30 - HIẾN PHÁP ĐỆ TAM VIỆT NAM CỘNG HÒA ẤN KÝ
P. 30

Thứ 2: Đại diện chính thức của đất nước Việt Nam để hoạch định chính sách quốc gia
               và tham dự, phê chuẩn, ký kết các hiệp định, văn kiện, hợp đồng với quốc tế, hay với
               các quốc gia khác, phải tuân hành và bảo vệ Hiến Pháp Đệ III Việt Nam Cộng Hòa.

               Thứ 3: Soạn thảo và ban hành các sắc luật, sắc lệnh hay các đạo luật để điều hành
               quốc gia, quyết định chính sách đối nội và đối ngoại của Chính Phủ.

               Thứ 4: Lãnh Đạo Nội Các, Chủ Tịch Hội Đồng An Ninh Quốc Gia và Chủ Tịch Hội Đồng
               Kinh Tế Quốc Gia, bổ nhiệm Thủ Tướng, bổ nhiệm các Đại Biểu Chính Phủ, các Tỉnh
               Trưởng và những chức vụ trong Nội Các Chính Phủ.

               Thứ 5: Thi hành những kế hoạch và đường lối đã được thông qua bởi Quốc Hội hay
               Thượng Hội Đồng Quốc Gia.

               Thứ 6: Quyền Tổng Tư Lệnh Tối Cao của QLVNCH, có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ huy, bổ
               nhiệm, điều hành, khiển dụng toàn thể Quân-Cán-Chính các cấp, cùng nhau bảo vệ Tổ
               Quốc, bao gồm tất cả cương thổ, không phận, hải phận, biển đảo, bảo vệ tất cả con
               dân Việt Nam, bảo vệ các kho tàng, tài nguyên và tài sản quốc gia.

               Thứ 7: Quyền tuyên bố tình trạng báo động, giới nghiêm, chiến tranh từng phần hay
               toàn phần, tuyên chiến, hưu chiến, hay đình chiến và ban hành Thiết Quân Luật để bảo
               vệ quốc gia.

               Thứ 8: Quyền phê duyệt tất cả quốc sách, ngân sách và những đề án hay công trình
               liên quan đến quyền lợi Quốc Gia, bao gồm: Các kho tàng, tài nguyên, tài sản, tài chính
               và ngân sách Quốc Gia.

               Thứ 9: Quyền ân thưởng, ân xá hay giảm án tội trạng.

               MỤC 3.2.2: PHÓ TỔNG THỐNG

               Do Tổng Thống chọn để đứng chung liên danh khi ứng cử, giữ nhiệm vụ phụ tá Tổng
               Thống và có thể được tạm thời thay thế Tổng Thống để điều khiển nội các do Tổng
               Thống ủy quyền, hay trong trường hợp Tổng Thống bị mất khả năng lãnh đạo, hoặc bị
               bãi nhiệm trước khi hết nhiệm kỳ, mà chưa có tân Tổng Thống được toàn dân bầu lên,
               qua một cuộc Tổng Tuyển Cử phổ thông, đầu phiếu kín.

               MỤC 3.2.3: ỨNG CỬ, BẦU CỬ, NHIỆM KỲ TỔNG THỐNG VÀ PHÓ TỔNG THỐNG

               KHOẢN 3.2.3.1: Tổng Thống và Phó Tổng Thống cùng đứng chung một liên danh, được
               cử tri toàn quốc bầu lên theo lối phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và kín.

               KHOẢN 3.2.3.2: Nhiệm kỳ của Tổng Thống và Phó Tổng Thống là năm (5) năm. Tổng
               Thống và Phó Tổng Thống có thể tái ứng cử nhiệm kỳ thứ hai (2).

                                                                              Hiến Pháp Đệ III VNCH TRANG 30 / 81
   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35