Page 39 - HIẾN PHÁP ĐỆ TAM VIỆT NAM CỘNG HÒA ẤN KÝ
P. 39
KHOẢN 3.5.1.8: Tối Cao Pháp Viện có ngân sách tự trị và có quyền lập qui chế để quản
trị ngành Tư Pháp.
MỤC 3.5.2: HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN: Nhiệm vụ Hội Đồng Thẩm Phán gồm có:
1- Đề nghị bổ nhiệm, thăng thưởng, thuyên chuyển và chế tài về kỷ luật các
Thẩm Phán xử án.
2- Cố vấn Tối Cao Pháp Viện về các vấn đề liên quan đến ngành Tư Pháp.
3- Hội Đồng Thẩm Phán gồm các Thẩm Phán, do các Thẩm Phán xử án bầu lên.
4- Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức và điều hành Hội Đồng Thẩm Phán.
MỤC 3.5.3: CÁC ĐỊNH CHẾ ĐẶC BIỆT
KHOẢN 3.5.3.1: ĐẶC BIỆT PHÁP VIỆN (ĐBPV): Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức,
điều hành Đặc Biệt Pháp Viện do Quốc Hội Đệ III VNCH Khóa II đưa ra. Tuy nhiên, căn
cứ theo Hiến Pháp Đệ I và Đệ II VNCH, Quốc Hội Khóa I Đệ III VNCH ấn định như sau:
Điều 3.5.3.1.1: Đặc Biệt Pháp Viện có thẩm quyền truất quyền Tổng Thống, Phó Tổng
Thống, Thủ Tướng, các Tổng Bộ Trưởng, các Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện, các Giám
Sát Viện, thành viên Thượng Hội Đồng Quốc Gia, nếu can tội phản quốc và trọng tội.
Điều 3.5.3.1.2: Đặc Biệt Pháp Viện do Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện giữ chức Chính
Thẩm và gồm chín (9) Dân Biểu và chín (9) Nghị Sĩ do Quốc Hội đưa ra.
Điều 3.5.3.1.3: Nếu Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện là bị can, Chủ Tịch Thượng Nghị Viện
giữ chức Chánh Thẩm.
KHOẢN 3.5.3.2: ĐỀ NGHỊ KHỞI TỐ:
Điều 3.5.3.2.1: Đề nghị khởi tố có viện dẫn lý do phải được quá bán (1/2) tổng số Dân
Biểu và Nghị Sĩ ký tên.
Điều 3.5.3.2.2: Quyết định khởi tố phải được đa số hai phần ba (2/3) tổng số Dân Biểu
và Nghị Sĩ biểu quyết chấp thuận.
Điều 3.5.3.2.3: Riêng đối với Tổng Thống và Phó Tổng Thống, đề nghị khởi tố có viện
dẫn lý do, phải được hai phần ba (2/3) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ ký tên.
Điều 3.5.3.2.4: Quyết định khởi tố phải được đa số ba phần tư (3/4) tổng số Dân Biểu
và Nghị Sĩ biểu quyết chấp thuận.
KHOẢN 3.5.3.3: KHI BỊ KHỞI TỐ:
Hiến Pháp Đệ III VNCH TRANG 39 / 81