Page 45 - HIẾN PHÁP ĐỆ TAM VIỆT NAM CỘNG HÒA ẤN KÝ
P. 45
- Bộ An Ninh Tình Báo
- Bộ Kỹ Thuật Điện Tử và Viễn Thông
- Bộ Y Tế
- Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên
- Bộ Năng Lượng Thiên Nhiên, Bảo Vệ Tài Nguyên và Môi Trường.
Điều 3.7.1.10.4: Hai Quốc Vụ Viện đặc trách Quốc Nội và Hải Ngoại sẽ do Tổng Thống
chỉ định, có quyền hạn như Bộ Trưởng.
KHOẢN 3.7.1.11: BỘ TƯ LỆNH CHIẾN LƯỢC TOÀN QUỐC VÀ QUỐC PHÒNG: Bộ Tư
Lệnh Chiến Lược Toàn Quốc (BTLCLTQ) và Quốc Phòng có chức năng của Bộ Tổng
Tham Mưu QLVNCH, là đầu não Chính Lược, Chiến Lược, Chiến Thuật và Huấn Luyện
của toàn bộ QLVNCH, bao gồm Hải-Lục-Không Quân, là lực lượng chính yếu để bảo vệ
lãnh thổ và nhân dân Việt Nam. Đứng đầu Bộ Tổng Tư Lệnh Chiến Lược Toàn Quốc là
Tổng Tư Lệnh QLVNCH do Tổng Thống bổ nhiệm, hay kiêm nhiệm tùy theo tình hình
thực tế, để tạo sự năng động và hiệu quả. Việc bổ nhiệm hay đảm nhiệm, phải thông
qua ý kiến chấp nhận của Thượng Hội Đồng Quốc Gia. Bộ Tổng Tư lệnh Chiến Lược
Toàn Quốc còn có nhiệm vụ dẫn đạo và điều động tất cả các Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật
địa phuơng. Trong trường hợp đất nước ban hành lệnh báo động vì ngoại xâm,
BTLCLTQ sẽ kiêm nhiệm Bộ Quốc Phòng, để điều động các Bộ Tư Lệnh Biên Phòng,
bao gồm trên không, dưới nước, trong đất liền, và các khối phòng vệ chiến tranh điện
tử và nguyên tử.
KHOẢN 3.7.1.12: CÁC VĂN PHÒNG ĐẠI BIỂU CHÍNH PHỦ: Được thành lập từng Vùng
hay từng Làng, do các Đại Biểu Chính Phủ điều hành, tùy theo tình hình và nhu cầu tại
địa phương.
Chương 3.8: Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) được hình thành với sứ mạng Bảo Quốc - An
Dân. Quân Lực này không phục vụ cho bất cứ một cá nhân hay bè nhóm nào. Được
điều động bởi Bộ Tổng Tư Lệnh Chiến Lược Toàn Quốc.
MỤC 3.8.1: Chính Lược Lệnh của Tổng Thống Đào Minh Quân đề ra để thành lập
Quân Lực VNCH với nguyên tắc: Toàn Dân Vi Binh-Toàn Địa Vi Phòng. Động thì vi
binh-Tịnh thì vi dân, để tránh tiêu dùng ngân sách nặng nề về nội an, quốc phòng và
đồng thời phát huy thêm tiềm năng kiến tạo đất nước. Mọi công dân Đệ III VNCH
không bị bắt buộc gia nhập QLVNCH. Tuy nhiên, tất cả công dân Đệ III VNCH, không
phân biệt trình độ, khả năng, ngành nghề, giới tính, dù là dân tộc Kinh hay thiểu số, kể
cả các công viên chức trong chính quyền, con của quân nhân hay nhân viên công
quyền. Kể cả những vị chức sắc tôn giáo, đúng độ tuổi từ mười tám (18) đến bốn mươi
lăm (45) tuổi, đều phải có nghĩa vụ quân dịch, phục vụ quốc gia trong hai (2) năm liền.
Những công dân không trúng tuyển quân dịch vì sức khỏe, phải làm lính dự bị tại địa
phương và được đào tạo một số kỹ năng cơ bản, khi quốc gia cần đến. Hằng tháng,
Hiến Pháp Đệ III VNCH TRANG 45 / 81