Page 64 - HIẾN PHÁP ĐỆ TAM VIỆT NAM CỘNG HÒA ẤN KÝ
P. 64
Điều 4.1.2.10.3: Mức độ trầm trọng theo thứ tự nhắm vào thành viên của chính phủ,
như CPQGVNLT/ĐỆ III VNCH, vào công dân Đệ III VNCH và những công dân khác.
Điều 4.1.2.10.4: Trường hợp KHOẢN 4.1.2.4 hoặc KHOẢN 4.1.2.5 cũng bị coi là tội đại
hình phản quốc, nếu xảy ra trong hoàn cảnh KHOẢN 4.1.2.10 nêu trên.
KHOẢN 4.1.2.11: BIỆN PHÁP: Biện pháp tốt nhất là ngăn không cho xảy ra. Nếu đã xảy
ra thì cần có những phương cách để giúp phạm nhân của các tội kể trên có được
những ý thức chân chính về sự cần thiết của việc suy nghĩ và hành động đúng, biết
phân biệt ĐÚNG-SAI, THIỆN-ÁC, CHÍNH-TÀ để không gây tổn hại, mà còn làm lợi ích
cho quốc gia và dân tộc. Tuy nhiên, để thực hiện sự công bằng và sự răn đe cho những
phạm pháp tương tự trong tương lai, bao gồm những biện pháp:
Điều 4.1.2.11.1: Thời gian lâu nhất là một (1) năm tu học trong các trung tâm tu dưỡng
nhân cách, ít nhất là tám (8) giờ mỗi ngày.
Điều 4.1.2.11.2: Nếu đã là công dân Đệ III VNCH: Thời gian bị mất hoặc giới hạn
quyền công dân Đệ III VNCH lâu nhất là ba (3) năm, hoặc bị nộp phạt một số tiền
tương đương với mười ngàn ($10,000.00) Mỹ Kim và hai (2) năm bị mất, hoặc giới hạn
quyền công dân Đệ III VNCH.
Điều 4.1.2.11.3: Những phạm nhân chưa là công dân Đệ III VNCH sẽ phải nộp phạt
một số tiền tương đương với mười ngàn ($10,000.00) Mỹ Kim và sáu (6) năm chờ đợi
để được nộp đơn và dự thi vào công dân Đệ III VNCH.
Điều 4.1.2.11.4: Nếu phạm nhân là đảng viên CS, những người làm việc cho CS, hoặc
do liên hệ hay liên can với CS, phải nộp phạt một số tiền tương đương với một trăm
ngàn ($100,000.00) Mỹ Kim, và phải trải qua cách đối xử như Điều 4.1.2.11.1 ở
trên, và mười (10) năm chờ đợi để được nộp đơn dự thi vào công dân Đệ III VNCH.
Điều 4.1.2.11.5: Nếu phạm nhân không có đủ tiền nộp phạt, sẽ bị truy nã để đưa về
trung tâm cải huấn, hay đưa đi làm lao động khổ sai để bù trừ.
Điều 4.1.2.11.6: Nếu phạm nhân là người gốc Việt Nam, nhưng đã xin nhập quốc tịch
hay đã được làm thường trú nhân của một quốc gia khác, cũng phải bị truy nã để yêu
cầu giải giao cho Toà Án Việt Nam xét xử.
KHOẢN 4.1.2.12: NẾU PHẠM NHÂN KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI VIỆT NAM:
Điều 4.1.2.12.1: Chính Phủ có nhiệm vụ liên lạc với các Tòa Đại Sứ, nếu có quan hệ
ngoại giao, để yêu cầu giải giao.
Điều 4.1.2.12.2: Chính Phủ tìm mọi cách để truy nã phạm nhân đem về thụ lý tòa án
Việt Nam.
Hiến Pháp Đệ III VNCH TRANG 64 / 81