Page 222 - Nghia vu hop dong
P. 222
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là
hành vi trái pháp luật (điều khiển xe máy khi chưa có giấy phép lái xe, có lỗi, có
mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả xảy ra).
+ Anh Dương và anh Tú phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại về chiếc xe ô tô của chị Hoa. Vì anh Dương có hành vi sử dụng trái pháp luật
chiếc xe ô tô, không có giấy phép lái xe nhưng vẫn điều khiển xe. Anh Tú có lỗi
trong việc giao xe cho người không có giấy phép lái xe điều khiển.
Trong các trường hợp trên, nếu Dương dưới 18 tuổi thì phải bồi thường
bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi
thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình
2. Xe ô tô do anh Dương điều khiển đột ngột bị mất phanh nên đã gây
ra vụ tai nạn trên
Vụ việc này thuộc trường hợp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra. Do đó, chủ thể bồi thường thiệt hại được xác định căn cứ vào
khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 601 BLDS 2015 như sau:
+ Anh Dương và anh Tú liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
cho anh Phát. Vì:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 601: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao
độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu
đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ
trường hợp có thoả thuận khác”. Do đó, chủ sở hữu chiếc xe ô tô được loại trừ
trách nhiệm.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 601 BLDS 2015: “Trường hợp nguồn
nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm
hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi
trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì
phải liên đới bồi thường thiệt hại”. Do đó, anh Dương và anh Tú phải liên đới
chịu trách nhiệm bồi thường cho anh Phát.
24