Page 6 - Tân Yên 65 năm xây dựng và khát vọng phát triển
P. 6
Yên Thế vẫn được giữ nguyên tên gọi và là một huyện thuộc phủ Bắc Hà, trấn Kinh
Bắc (gồm 8 tổng 42 xã).
Ngày 06 tháng 11 năm 1957, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra Nghị định số 532/TTg chia huyện Yên
Thế thành huyện Tân Yên và Yên Thế. Huyện Tân Yên là bộ phận chủ yếu của huyện
Yên Thế với phần đất và dân số của 7 tổng (trừ tổng Yên Thế). Lịch sử Tân Yên -
Yên Thế xưa luôn gắn với sự vận động cùng lịch sử Bắc Giang, Kinh Bắc. Trong suốt
quá trình thay đổi đơn vị hành chính thì hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh rồi Hà Bắc mà
cơ bản đất đai thuộc trấn Kinh Bắc xưa hay còn gọi là xứ Bắc; thời gian sau khi chia
tách, cái tên “Yên Thế hạ”, “Yên Thế thượng” được nhân dân hai huyện và các huyện
bạn trong tỉnh rất hay dùng, nó gợi lên tình cảm anh em một nhà, tuy hai nhưng đều
có chung một mạch truyền thống của Yên Thế xưa oai hùng đã ghi vào lịch sử và
trong những áng thơ, văn bất hủ.
Huyện Tân Yên ngày nay nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, có tọa độ
0
0
0
0
không gian từ 106 - 106 11’ kinh tuyến Đông; 21 11’ - 21 23’ vĩ độ Bắc. Phía Bắc
giáp huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên) và huyện Yên Thế; phía Đông giáp huyện
Lạng Giang; phía Tây giáp huyện Hiệp Hòa; phía Nam giáp huyện Việt Yên và thành
2
phố Bắc Giang. Tân Yên có diện tích tự nhiên là 208,34 km , dân số hiện nay khoảng
180.000 người, sinh sống ở 317 thôn, tổ dân phố thuộc 22 xã, thị trấn. Đảng bộ huyện
hiện có 36 chi, đảng bộ trực thuộc với hơn 8.900 đảng viên. Với Bắc Giang, Tân Yên
là một huyện trẻ nhưng nằm trên vùng đất cổ kính với bề dày hằng ngàn năm lịch sử,
chứng tích còn lưu lại những huyền tích lịch sử về Nàng Giã Đại thần; lịch sử Tân
Yên đồng thời cũng là lịch sử đấu tranh bền bỉ, dũng cảm chống các thế lực đen tối
trong xã hội và giặc ngoại xâm để bảo vệ quê hương và cuộc sống của mình (hào khí
Trai Cầu Vồng đã được biết tới trong thời kỳ này); với truyền thống lịch sử, những
phẩm chất và tính cách được xác lập, người dân vùng đất này ghi danh vào lịch sử cận
đại với Cuộc khởi nghĩa Nông dân Yên Thế (1884-1913) bằng tinh thần quật khởi vô
song và tình yêu quê hương đất nước cháy bỏng, diệu kỳ; và từ khi có Ðảng lãnh đạo,
truyền thống nghĩa khí cao đẹp ấy được nhân lên gấp bội, đỉnh cao là cuộc đánh
chiếm giải phóng Phủ Yên Thế ngày 17/7/1945, thành lập chính quyền cách mạng và
đây là một trong những địa phương được giải phóng sớm nhất tỉnh Bắc Giang. Trải qua
hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, miền quê Tân
Yên đã làm rất tốt công tác hậu phương quân đội với những phong trào: Thóc không
thiếu một cân, quân không thiếu một người; phong trào Hội mẹ Chiến sỹ; Cô Tấm vào
hội; nhà bia Liệt sỹ... bên cạnh đó, Tân Yên cũng là nơi che chở, bảo vệ an toàn tuyệt
đối cho nhiều cơ quan, đơn vị, trường học của Trung ương và tỉnh về sơ tán.
5