Page 33 - Bat Song Cam Xuc
P. 33

Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy làm quen với giáo sư Donn Byrne. Ông đã trưởng thành
  vào thời gian trước khi máy tính, mạng Internet và trang xã hội Facebook ra đời. Cha ông
  là một lái buôn vải sợi đi khắp đó đây nên gia đình ông phải chuyển chỗ ở liên tục. “Khi tôi

  lên lớp chín thì tôi cũng đã chuyển trường đến lần thứ chín”, ông nhớ lại.


      Và mỗi lần chuyển đến một thành phố khác, Donn lại phải làm quen với những người
  bạn mới. Cứ như vậy, ông nhận ra mình ở trong tình huống “không biết rõ ai và cũng
  không ai biết rõ mình”. Tuy không quan tâm nhiều đến việc này, nhưng ông luôn tự hỏi:
  “Khi ở giữa những người xa lạ, làm sao người ta biết mình thích ai và không thích ai?”. Câu

  hỏi đó cứ theo ông mãi đến ngày tốt nghiệp. Ông cũng thắc mắc về vai trò của những nét
  tương đồng giữa hai con người trong một mối quan hệ bền vững.


      Quay lại câu chuyện của hai Kelly. Nếu họ tình cờ gặp gỡ thì liệu họ có trở thành một
  đôi không? Việc trùng tên hoặc cùng sở thích có giúp họ xích lại gần nhau không? Byrne
  quyết định bắt tay vào nghiên cứu.


      Trước đây, các nhà tâm lý thường dựa trên các tình huống giả định khi nghiên cứu về

  mối liên hệ giữa điểm tương đồng, nhưng Byrne muốn tìm hiểu dựa trên những tình huống
  thực tế. Byrne bắt đầu phỏng vấn một nhóm sinh viên cao học để tìm hiểu sở thích của họ.
  Họ chia sẻ quan điểm về các vấn đề như tôn giáo, quan hệ trước hôn nhân, sở thích âm
  nhạc, phim ảnh và sách báo.


      Thông tin Byrne thu thập được rất đáng giá vì chúng phản ánh chân thực mối quan tâm
  của các học viên. Byrne cẩn thận phân tích các câu trả lời, sàng lọc dữ liệu để tạo ra bản

  khảo sát gồm 26 câu hỏi - một nửa trong số này ghi nhận quan điểm của các sinh viên về
  cuộc sống, nửa còn lại ghi nhận những sở thích và thị hiếu của họ.


      Tiếp theo, ông cho một nhóm sinh viên khác xem bản khảo sát, đồng thời yêu cầu họ
  trả lời đồng ý hoặc không ở mỗi câu. Chẳng hạn, một sinh viên sẽ phải trả lời đồng ý (hoặc

  không) một câu khẳng định như “Tôi tin vào Chúa” hay “Tôi không thích xem những bộ
  phim cao bồi”. Phản hồi của họ giúp Byrne khái quát tính cách của mỗi người – niềm tin tín
  ngưỡng, những điều họ thích và không thích.


      Vài ngày sau, ông đưa cho nhóm sinh viên này xem các câu trả lời của chính bản khảo
  sát trên từ nhóm khác. Tuy nhiên, các học viên không hề biết là những câu trả lời này đều
  không có thật. Chính Byrne đã tự thực hiện bản khảo sát, mô phỏng theo phản hồi của
  nhóm sinh viên trong cuộc thử nghiệm đầu tiên. Byrne giải thích: “Tôi tự điền ngay tại bàn

  ăn bằng nhiều loại viết mực, viết chì nhiều màu, đánh dấu chọn lựa bằng dấu X và hình
  vuông, nét chữ to nhỏ khác nhau, viết bằng tay phải lẫn tay trái”.


      Các câu trả lời được Byrne chia thành bốn nhóm: nhóm A là các câu trả lời hoàn toàn
  khớp với niềm tin và quan điểm của nhóm sinh viên; nhóm B là những câu phủ nhận các

  câu trả lời trên; nhóm C đồng tình với các vấn đề quan trọng (tôn giáo, các giá trị đạo đức)
  nhưng phủ nhận các yếu tố cá nhân hóa (sở thích, thói quen, thị hiếu âm nhạc); và nhóm
  D đồng tình về thị hiếu, nhưng phủ nhận các vấn đề quan trọng.
   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38