Page 22 - Bai04 Thanh Phan may tinh
P. 22
Trường TCN KTCN HÙNG VƯƠNG GIÁO TRÌNH CẤU TRÚC MÁY TÍNH
Các nhiệm vụ khác mà BIOS thực hiện gồm:
✓ Tự kiểm tra POST (Power-on Self Test) tất cả các thiết
bị phần cứng khác nhau trên hệ thống để đảm bảo
mọi thứ đều làm việc ổn định.
✓ Kích hoạt BIOS Chip trên các loại Card cài trên máy
tính như SCSI hay Graphic Card. Các Card này thường
được cài sẵn các BIOS Chip trên nó.
ROM BIOS
✓ Nạp hệ điều hành vào RAM để khởi động được hệ
điều hành sau đó chuyển lại quyền điều khiển máy tính cho hệ điều hành.
a. BIOS là chương trình đặc biệt
BIOS là chương trình phần mềm đặc biệt dùng để giao tiếp giữa các thành phần
phần cứng cao cấp trong máy tính với hệ điều hành. BIOS thường được lưu trên Chip
nhớ kiểu Flash Memory trên bảng mạch chính (Motherboard) nhưng đôi khi nó cũng có
thể là một dạng khác của ROM. Khi máy tính được bật lên, BIOS sẽ thực thi các công
việc theo thứ tự liên tục sau đây:
✓ Kiểm tra các thông số cài đặt của người sử dụng lưu trong CMOS.
✓ Nạp bộ điều khiển ngắt và các Driver của thiết bị.
✓ Khởi tạo các Register và bộ quản lý nguồn Power Management.
✓ Kiểm tra các thiết bị phần cứng với POST.
✓ Nạp các cấu hình hệ thống.
✓ Quyết định xem thiết bị nào có thể khởi động.
✓ Khởi tạo quá trình tự khởi động.
Đầu tiên BIOS kiểm tra các thông tin được lưu trên phần bộ nhớ rất nhỏ (64 bytes)
trên CMOS Chip (Complementary Metal Oxide Semiconductor). Các cài đặt trong CMOS
sẽ cung cấp những thông tin chi tiết cho hệ thống. BIOS sử dụng những thông tin này
để thay đổi hay bổ xung các chương trình chuẩn mà nó phải thực hiện.
b. Khởi động máy tính (Booting Computer)
Bất kỳ lúc nào khi người sử dụng bật máy tính lên,
điều đầu tiên họ sẽ nhận thấy sự hoạt động của chương
trình BIOS. Trên màn hình máy tính, BIOS sẽ đưa ra các
thông báo dưới dạng text về độ lớn của bộ nhớ, kiểu của
ổ đĩa cứng... Nhìn chung BIOS đã thực thi một khối
lượng đáng kể công việc trong quá trình khởi động.
Biên soạn: TÔ HUỲNH THIÊN TRƯỜNG Trang 22