Page 29 - Bai04 Thanh Phan may tinh
P. 29

Trường TCN KTCN HÙNG VƯƠNG                                GIÁO TRÌNH CẤU TRÚC MÁY TÍNH


                        2.  Đặt tính kỹ thuật của CPU:
                           ❖  CPU cấu tạo gồm 2 bộ phận:

                        Bộ điều khiển: gồm các mạch điện và các tín hiệu điện, phối hợp với toàn bộ hệ
                  thống máy tính khi tiến hành hay thực hiện các lệnh của chương trình được lưu trữ. Bộ

                  điều khiển không thực hiện các lệnh mà hướng dẫn các bộ phận khác của hệ thống làm
                  địều đó. Bộ điều khiển phải liên lạc với bộ số học logic và bộ nhớ.

                        Bộ số học logic (Aritmmetic/logic Unit-ALU) gồm các mạnh điện tử thực hiện các
                  phép tính số học.


                           ❖  Một số vấn đề liên quan đến CPU:
                        Bộ nhớ Cache: là một loại bộ nhớ có tốc độ nhanh đặt giữa hoặc trong CPU với bộ
                  nhớ chính để làm tăng hiệu quả hoạt động của CPU. Cache được chia làm 2 loại là:


                          ✓  Bộ nhớ Cache L1: đây là bộ nhớ nhanh bên trong của CPU để tìm dữ liệu.
                             Khi CPU cần lấy dữ liệu cho một hoạt động nào đó, nó thường lấy thông tin từ
                             bộ nhớ của hệ thống. CPU với bộ nhớ Cache L1 được thiết kế tìm thông tin

                             trong một vùng rộng lớn, thay vì trong một vùng nhỏ trước đây, và đưa dữ
                             liệu vào bộ nhớ giúp CPU truy cập dễ dàng hơn, điều này giúp máy hoạt động
                             nhanh hơn và tiết kiệm được nhiều thời gian cho người sử dụng.

                          ✓  Bộ  nhớ  Cache  L2:  có  tốc  độ  làm  việc  thường  bằng  tần  số  Bus  hệ  thống

                             (FSB), đặt giữa CPU và RAM. Dung lượng thường từ 256 KB – 1024 KB.

                  “Độ lớn Cache càng cao càng tăng cường khả năng xử lý, tính toán của CPU”

                        Điện  áp  kép:  CPU  đòi  hỏi  sự  tiêu  thụ  cả  điện  áp  trong  và  ngoài  do  đó  các
                  Mainboard cần thiết kế với điện áp bên trong để CPU sử dụng, và điện áp ngoài để sử

                  dụng cho các thiết bị ngoại vi. Phần lớn các sản phẩm CPU hỗ trợ điện áp kép để giảm
                  sự tiêu thụ năng lượng của CPU và ngăn sự quá nhiệt.

                        Tần số làm việc bên trong CPU: chính là tốc độ xử lý của CPU với “Tần số làm

                  việc càng cao, khả năng xử lý của CPU càng mạnh”

                        Tần số làm việc bên ngoài CPU (tần số  bus hệ thống): Tần số làm việc bên
                  ngoài CPU hay tần số Bus hệ thống (thông số FSB) có độ rộng khác nhau cho mỗi loại
                  CPU.

                                          “Tần số làm việc bên trong CPU =


                             tần số Bus hệ thống (FSB) x hệ số nhân (Multiplier)”


                        Một số jumper trên mainboard dùng để điều chỉnh tốc độ hệ thống và hệ số nhân
                  để quyết định tốc độ của CPU.



            Biên soạn: TÔ HUỲNH THIÊN TRƯỜNG                                                         Trang  29
   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34