Page 33 - Bai04 Thanh Phan may tinh
P. 33
Trường TCN KTCN HÙNG VƯƠNG GIÁO TRÌNH CẤU TRÚC MÁY TÍNH
4. Công nghệ siêu phân luồng: Hyper-Threading Technology
Người ta có thể mô tả công nghệ HT bằng nhiều cách, như công nghệ “đa nhiệm”,
“CPU 2 trong 1”, “mua một CPU được hai bộ vi xử lý”, “CPU luận lý thứ hai”…. Để giải
quyết nhu cầu đa nhiệm mà người sử dụng máy vi tính đang đặt ra ngày càng nhiều
hơn, Intel đã khai thác thế mạnh của khả năng đa luồng (Multithreading) vốn được xây
dựng sẵn trong hệ điều hành Windows XP và nhiều phần mềm ứng dụng tiên tiến. Phần
mềm đa luồng có khả năng chia các tác vụ nặng nề của mình thành nhiều quá trình và
luồng có thể xử lý độc lập. Trong
một hệ thống đa CPU
(multiprocessor), các luồng này
được chia ra để từng con CPU khác
nhau xử lý. Giải pháp HT là thay vì
đặt 2 bộ vi xử lý lên một cái nhân
(die) với giá thành cao hơn nhiều, Intel đã chọn giải pháp tận dụng tài nguyên còn thừa
của các CPU tốc độ cao để tạo ra một bộ vi xử lý luận lý (logical CPU) thứ hai bên trong
một CPU vật lý (physical CPU). Thay vì phải sắp hàng chờ đợi được xử lý trong một bộ vi
xử lý, các ứng dụng giờ đây được tách ra để được xử lý trong hai bộ vi xử lý ảo (virtual)
hay vi xử lý luận lý (logical) cùng chạy song song nhưng độc lập với nhau. Tuy sức mạnh
của CPU không được nhân đôi, nhưng theo các thử nghiệm của Intel, với công nghệ HT,
hiệu suất của hệ thống tăng 25-30%. Bạn có thể chạy cùng một lúc 2 hay nhiều hơn các
ứng dụng khác nhau mà không làm hệ thống bị nặng nề, quá tải như khi không có HT.
Công nghệ HT có xuất xứ từ công nghệ đa luồng đồng thời (Simultaneous Multi-
Threading, SMT) đã được Intel ứng dụng đầu tiên trên các CPU Xeon dành cho máy chủ,
máy trạm. SMT cho phép đa luồng tác vụ cùng chia nhau sử dụng tất cả các tài nguyên
của CPU, như cache, các đơn vị xử lý, control logic, các bus và các hệ thống bộ nhớ. Khi
hoạt động trong hệ thống có công nghệ HT, hệ điều hành Windows XP sẽ nhận ra hệ
thống có tới hai CPU và khai thác cả hai để chạy các ứng dụng.
Yêu cầu bắt buộc để sử dụng HT là bạn phải có hệ điều hành, CPU, và mainboard
với chipset hỗ trợ công nghệ này.
Biên soạn: TÔ HUỲNH THIÊN TRƯỜNG Trang 33