Page 166 - Tai lieu day hoc GDCT
P. 166

+ Có hai loại nhu cầu giới, gồm:

                         * Nhu cầu giới thực tế là các nhu cầu liên quan tới cuộc sống hàng ngày,
                  trong điều kiện cụ thể, thường là các nguyện vọng, yêu cầu về phương tiện để
                  giúp cho nam, nữ thực hiện tốt vai trò của mình.

                         * Nhu cầu giới chiến lược là những nhu cầu của phụ nữ và nam giới mà
                  khi được đáp ứng s  làm thay đổi  vị trí, địa  vị của phụ nữ và nam  giới theo

                  hướng bình đẳng hơn.
                         - Phân biệt đối xử theo giới
                         + Phân bỉệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc

                  không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ
                  trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

                         + Phân biệt đối xử theo giới là hành vi ứng xử khác nhau đối với nam
                  hoặc nữ, thường bắt nguồn từ định kiến giới.
                         - Nhạy cảm giới

                         + Nhạy cảm giới là sự nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nhu cầu, vai trò và
                  trách nhiệm khác nhau của nam giới và nữ giới, hiểu được những khác biệt này

                  có thể dẫn đến sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong tiếp cận và kiểm soát
                  các nguồn lực, mức độ tham gia, thụ hưởng các nguồn lực và thành quả phát

                  triển.
                         + Nhạy cảm giới hướng đến mục tiêu nhận thức được và tính đến các yếu
                  tố văn hóa, xã hội liên quan đến việc loại trừ và phân biệt đối xử trên cơ sở giới

                  tính trong tất cả các lĩnh vực đa đạng của cuộc sống. Nó tập trung chủ yếu vào
                  những bất lợi mang tính cấu trúc trong vị trí và vai trò của phụ nữ.

                         - Trách nhiệm giới
                         + Trách nhiệm giới là việc nhận thức được các vấn đề giới, khác biệt giới

                  và nguyên nhân của những khác biệt, từ đó đưa ra biện pháp tích cực nhằm giải
                  quyết và khắc phục bất bình đẳng trên cơ sở giới.
                         +  Trách  nhiệm  giới  chú  trọng  đến  những  biện  pháp  hoặc  hành  động

                  thường xuyên, tích cực và nhất quán trong công việc để loại trừ nguyên nhân bất

                  bình đẳng giới, nhằm đạt được bình đẳng giới.
                         - Bình đẳng giới:
                         + Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau; được tạo
                  điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng,

                  của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
                         + Các cách tiếp cận bình đẳng giới:

                         * Công ước CEDAW kêu gọi các quốc gia đảm bảo bình đẳng thực chất
                  và gợi ý hai cách tiếp cận để đạt được bình đẳng.






                                                             166
   161   162   163   164   165   166   167   168   169   170   171