Page 169 - Tai lieu day hoc GDCT
P. 169
+ Định kiến giới mang tính bảo thủ, cố hữu, song thay đổi được.
+ Định kiến giới dẫn đến phân biệt đối xử về giới.
- Rào cản xã hội từ phân biệt đối xử về giới
+ Phân biệt đối xử về giới thường bắt nguồn từ định kiến giới, trực tiếp
hoặc giản tiếp, cản trở phụ nữ hoặc nam giới phảt huy tiềm năng, năng lực và
thực hiện các quyền con người của mình.
+ Định kiến giới là một trong những rào cán chính đối với việc thực hiện
bình đẳng giới. Định kiến giới “tiếp tay” cho những hành động phân biệt đối xử
dựa trên giới tính, đã hạn chế quyền của phụ nữ, đặt phụ nữ vào vị thế thấp hơn
nam gíới và hậu quả là gây nên bất bình đẳng giới về vị thế, về cơ hội phát triển,
về hưởng lợi và quan hệ quyền lực.
b. Khác biệt sinh học – giới tính
- Ngoài khác biệt “Giới” do xã hội tạo ra; giữa nam và nữ còn có sự khác
biệt về sinh học, gọi là “Giới tính”. Điều khác biệt này cũng gây trở ngại cho
việc thực hiện bình đẳng giới.
- Khác biệt sinh học giữa nam và nữ là tự nhiên, bẩm sinh. Nam và nữ có
cấu tạo gen, hoóc môn, bộ phận sinh dục và chức năng sinh sản khác nhau.
- Các đặc điểm giới tính mang tính đồng nhất và không thay đổi.
c. Phân biệt giới và giới tính
Những khác biệt giới tính và giới giữa nam và nữ cần được phân tích
để xác định:
- Những hạn chế, trở ngại đối với sự phát triển của phụ nữ do khác biệt
giới tính (thực hiện chức năng sinh sản: mang thai, sinh con và cho con bú mẹ
ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận việc làm, đào tạo…). Vì vậy, cần có những biện
pháp hỗ trợ đặc biệt đối với phụ nữ.
- Những rào cản xã hội gây bất lợi cho phụ nữ trong việc thực hiện các
quyền của mình do định kiến giới và phân biệt đối xử về giới, tạo nên bất bình
đẳng giới… Từ đó, đề ra các chiến lược, biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.
3. Các nguyên t c cơ bản và biện pháp thúc đẩy b nh đẳng giới
a. Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới
- Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
- Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.
- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới
- Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối
xử về giới.
- Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi
pháp luật.
169