Page 50 - Tai lieu day hoc GDCT
P. 50
2. Những tiền đề tƣ tƣởng - lý luận
- Các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự kế thừa các giá trị truyền thống
tốt đẹp của dân tộc. Trong đó, chủ nghĩa yêu nước là cơ sở ban đầu và là động
lực thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa
Mác – Lênin, làm cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam có nội dung mới, tầm cao
mới, “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.
+ Các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó là truyền thống yêu
nước, ý chí độc lập, tự cường; đoàn kết, nhân ái, khoan dung, tinh thần cộng
đồng, lạc quan yêu đời; cần cù, thông minh, sáng tạo... Trong đó, chủ nghĩa yêu
nước là sợi chỉ đ xuyên suốt các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có ảnh
hưởng sâu sắc, mạnh m tới sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Truyền thống yêu nước của gia đình và quê hương đã ảnh hưởng sâu
sắc đến quá trình hình thành nhân cách và bản lĩnh của người thanh niên Nguyễn
Tất Thành. Chủ nghĩa yêu nước chân chính và các giá trị văn hóa dân tộc Việt
Nam là tiền đề tư tưởng quan trọng của Nguyễn Tất Thành khi rời Tổ quốc ra đi
tìm đường cứu nước.
- Tinh hoa văn hóa nhân loại.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại: Quan điểm của các trường phái triết học, quan điểm tư tưởng cổ, kim,
đông, tây; tinh thần cách mạng, tinh thần độc lập, tự do của các dân tộc; kinh
nghiệm của các cuộc cách mạng... đặc biệt là những quan điểm, tư tưởng tích
cực, tiến bộ của Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo, chủ nghĩa Tam dân và
văn hóa tư sản... Chính tinh hoa văn hóa nhân loại làm giàu có và sâu sắc thêm
chủ nghĩa yêu nước và tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Quan điểm của các trường phái triết học, quan điểm tư tưởng cổ, kim,
đông, tây:
* Nho giáo: Hồ Chí Minh đã tiếp thu rất nhiều những tư tưởng của Nho
giáo như: tư tưởng triết lý hành động, lý tưởng về một xã hội bình trị; ước vọng
về xã hội bình trị, hòa mục, hòa đồng; đề cao vấn đề đạo đức; đề cao văn hóa, lễ
giáo; coi trọng người tài và tạo ra truyền thống hiếu học trong dân.
* Phật giáo: Hồ Chí Minh tiếp thu tư tưởng từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn,
thương người như thể thương thân, xây dựng nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản
dị, chăm lo làm điều thiện, đề cao lao động, chống lười biếng… của Phật giáo.
* Thiên chúa giáo: Điểm tích cực nhất của Thiên chúa giáo là lòng nhân
ái, là tấm gương nhân từ của Đức Chúa hi sinh vì sự nghiệp cứu rỗi con người.
Vì vậy, Hồ Chí Minh không chỉ tiếp thu tư tưởng từ bi của Đức Phật mà còn tiếp
thu lòng bác ái của Chúa.
50