Page 53 - Tai lieu day hoc GDCT
P. 53
cũng có những người nghèo như ở Việt Nam và cũng có những người Pháp trên
đất Pháp tốt và lịch sự hơn những tên Thực dân Pháp ở Đông Dương.
+ Năm 1912, Người làm thuê cho chiếc tàu Sácgiơ rêuyni đi vòng quanh
Châu Phi và có dịp dừng lại ở bến cảng của nhiều nước như tây Ban Nha, Bồ
Đào Nha, Tuynidi...đến đâu Người cũng thấy cảnh khổ cực của người lao động
dưới sự áp bức bóc lột dã man, vô nhân đạo của bọn thống trị.
+ Cuối năm 1912, người dừng chân ở nước Mỹ, tại đây Người có dịp tìm
hiểu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mỹ, vừa làm thuê kiếm sống
vừa tìm hiểu đời sống của những người lao động Mỹ.
+ Đầu năm 1913, người quay về Pháp sau đó sang Anh và tham gia nhiều
hoạt động đấu tranh yêu nước.
+ Năm 1917, Người từ Anh trở về Pháp để có điều kiện trực tiếp hoạt
động trong phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp.
Ngày 18/6/1919, thay mặt hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp,
Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Véc xây,
đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của nhân
dân Việt Nam.
- Hồ Chí Minh tiếp xúc với nhiều tư tưởng tiến bộ, đến với chủ nghĩa Mác –
Lênin, tìm ra con đường giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, trở
thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, người theo chủ nghĩa Quốc tế vô sản.
+ Đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc ra nhập Đảng Xã hội Pháp.
+ Tháng 7/1920, Nguyễn Ái quốc đã đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những
luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo
Người cùng khổ.
+ Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc b phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản,
tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
3. Thời kỳ h nh th nh cơ bản tƣ tƣởng về cách mạng Việt Nam (1921
- 1930)
- Thời kỳ 1921 – 1930 là thời kỳ hoạt động vô cùng sôi nổi và hiệu quả
trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn của HCM, khắc phục sự khủng
hoảng về đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc.
+ Tại Pháp từ 1921 – 1923: Người tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc
địa và xuất bản tờ báo Người cùng khổ góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác -
Lênin vào Việt Nam.
+ Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô, tại đây Người
đã tham dự nhiều hội nghị, đại hội và trình bày các tham luận qua đó tố cáo tội
ác của Thực dân Pháp đối với nông dân Đông Dương để làm cho thế giới hiểu
biết đầy đủ hơn về tình cảnh giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam.
53