Page 58 - Tai lieu day hoc GDCT
P. 58
b. Quan niệm về độc lập d n tộc và chủ nghĩa x hội
- Về độc lập dân tộc
+ Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc.
Trên đường tiếp cận chân lý cứu nước, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu về Tuyên
ngôn độc lập của Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp
và tiếp nhận những nhân tố có giá trị trong hai bản tuyên ngôn bất hủ ấy.
Từ đó Người đã khái quát nên chân lý bất dịch về quyền cơ bản của các
dân tộc: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều phải được độc lập hoàn toàn và thật
sự. Độc lập trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, toàn vẹn
lãnh thổ. Đó là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc.
+ Độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, với
bình đẳng dân tộc.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Độc lập dân tộc phải là một nền độc lập
thực sự, độc lập hoàn toàn, phải gắn với hòa bình, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ,
với bình đẳng dân tộc chứ không phải là thứ “độc lập hình thức”, “độc lập giả
hiệu” giống như “cái bánh v ” mà chủ nghĩa đế quốc nêu ra.
Độc lập dân tộc phải đi đến quyền tự quyết tất cả mọi vấn đề liên quan đến
dân tộc mình trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự,
ngoại giao…mà trước hết và quan trọng nhất là quyền quyết định về chính trị.
+ Độc lập phải đảm bảo cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho mọi người dân.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giá trị và ý nghĩa của độc lập phải được thể
hiện thông qua quyền được tự do, sự th a mãn về mặt vật chất và tinh thần của
mỗi người dân, phải thể hiện thông qua cuộc sống ấm no, hạnh phúc mà nhân
dân được hưởng.
- Về chủ nghĩa xã hội
+ Quan niệm về chủ nghĩa xã hội
* Thứ nhất, xem chủ nghĩa xã hội như là một chế độ hoàn chỉnh: Làm cho
nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, mọi người đều có công ăn việc làm, được
ấm no và sống một đời hạnh phúc. Mục tiêu là giải phóng nhân dân lao động
kh i nghèo nàn, lạc hậu.
* Thứ hai, chủ nghĩa xã hội được xem x t từ một mặt nào đó (kinh tế,
chính trị, văn hóa…). Nhiệm vụ quan trọng nhất là phát triển sản xuất, sản xuất
là mặt trận chính của chúng ta. Người viết:…“lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng
làm của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì
không ăn, tất nhiên trừ những người già cả, đau yếu và trẻ em…”.
* Thứ ba, Hồ Chí Minh tiếp cận bằng cách xác định mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội: không có người bóc lột người, ai cũng phải lao động, có quyền lao
58