Page 98 - Tai lieu day hoc GDCT
P. 98
+ Giai cấp tư sản Việt Nam, ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai
của thực dân Pháp. Một bộ phận tư sản mại bản có quyền lợi gắn với Pháp, trở
thành tay sai của Pháp. Bộ phận tư sản còn lại, thế lực kinh tế nh b , bị tư sản
nước ngoài chèn p nên có tinh thần dân tộc, dân chủ, có thể đi theo cách mạng.
+ Giai cấp công nhân Việt Nam, ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần
thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914) và phát triển khá nhanh. Năm 1914
khoảng 10 vạn, đến năm 1929 tăng lên 22 vạn.
* Giai cấp công nhân Việt Nam tuy số lượng ít, ra đời muộn so với công
nhân nhiều nước nhưng mang đầy đủ đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc
tế là có tính chất tiên tiến, triệt để cách mạng, tính kỷ luật và tính chất quốc tế.
* Bên cạnh những đặc điểm chung với công nhân quốc tế, giai cấp công
nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng. Đó là: Giai cấp công nhân Việt
Nam ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, vừa lớn lên đã tiếp thu chủ nghĩa Mác -
Lênin, rất kiên quyết cách mạng và đã nhanh chóng trở thành lực lượng chính trị
độc lập. Công nhân Việt Nam đa số xuất thân từ nông dân, bị bần cùng hoá nên
có quan hệ gần gũi với nông dân, rất thuận lợi cho liên minh công nông.
Vì vậy, giai cấp công nhân Việt Nam là lực lượng lãnh đạo cách mạng
Việt Nam.
- Hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam
+ Trong xã hội Việt Nam nổi lên hai mâu thuẫn cơ bản đó là: Mâu thuẫn
giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược. Mâu thuẫn giữa
nhân dân Việt Nam (chủ yếu là nông dân) với giai cấp địa chủ phong kiến.
Trong đó, mâu thuẫn chủ yếu nhất là: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam
với thực dân Pháp xâm lược.
+ Hai mâu thuẫn này gắn bó, tác động lẫn nhau đòi h i đồng thời giải
quyết. Độc lập dân tộc và người cày có ruộng là hai yêu cầu cơ bản của xã hội
Việt Nam nhưng độc lập dân tộc là yêu cầu cơ bản, chủ yếu nhất vì phản ánh
nguyện vọng bức thiết của cả dân tộc Việt Nam ở đầu thế kỷ XX.
c. Các phong trào y u nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản
- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến
+ Phong trào Cần Vương (1885 - 1896)
* Tiêu biểu nhất là phong trào Cần Vương do vua Hàm Nghi phát động.
Phong trào Cần Vương diễn ra từ năm 1885 đến năm 1896 với hàng loạt các
cuộc khởi nghĩa vũ trang.
* Nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh
đạo (1885 - 1896); cuộc khởi nghĩa Ba Đình do Phạm Bành và Đinh Công Tráng
tổ chức (1885 - 1886); cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật đứng
đầu (1885 - 1892)...
98