Page 129 - TLDH_ghep
P. 129
+ Trong thời kỳ quá độ có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất,
nhiều thành phần giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau. Mối quan hệ giữa các giai
cấp, các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân,
đoàn kết và hợp tác lâu dài vì mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
+ Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là
thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển; thực hiện công
bằng xã hội, chống áp bức, bất công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những
tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái; đấu tranh là thất bại mọi âm mưu và
hành động chống phá của các thế lực thù địch; thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ
sở liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo,
kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội.
+ Mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội là thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001- 2010 là tiến hành
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đưa nước ta ra kh i tình trạng kém phát
triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân. Tạo nền
tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại.
+ Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005: Tăng trưởng
kinh tế nhanh và bền vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền
kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo nhiều việc làm, xóa đói, giảm hộ nghèo,
ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an
toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh
quốc gia.
c. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (4/2006)
Đại hội X là đại hội “Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, phát huy sức
mạnh đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa
nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.”
Đại hội đề ra đường lối phát triển kinh - tế xã hội (2006 - 2009), quyết
tâm đưa nước ta ra kh i tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng đến năm 2020
128