Page 130 - TLDH_ghep
P. 130
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đại hội bổ
sung, sửa đổi Điều lệ Đảng và bầu đồng chí Nông Đức Mạnh là Tổng Bí thư.
Nội dung chủ yếu của Báo cáo chính trị:
- Tổng kết 20 năm đổi mới, nêu 5 bài học kinh nghiệm lớn: Trong quá
trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên
nền tảng Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới toàn diện,
đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp. Đổi mới phải vì
lợi ích của nhân dân. Phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại
lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới. Nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới hệ
thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,
đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân.
- Xác định đặc trưng của chủ nghĩa xã hội: Dân giàu, nước mạnh, công
bằng, dân chủ, văn minh. Do nhân dân làm chủ. Có nền kinh tế phát triển cao, dựa
trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Con người được giải phóng kh i áp bức bất công, có cuộc sống ấm no, tự do,
hạnh phúc, phát triển toàn diện. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình
đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
- Định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở nước ta:
+ Thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”. Phát triển nền kinh tế thị trường với nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước
và từng chính sách phát triển. Phát huy quyền làm chủ xã hội của nhân dân, bảo
đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.
+ Có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển nền kinh tế tri thức, coi phát
triển kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
+ Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng
đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Kết hợp các mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội trong phạm vi cả
nước, ở từng lĩnh vực, địa phương; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay
trong từng bước và từng chính sách phát triển.
129