Page 174 - TLDH_ghep
P. 174
họ, các mặt hạn chế, nhu cầu, vấn đề ưu tiên và mối quan tâm của họ. Kết quả
của hoạt động này là thông tin cho biết nguyên nhân của sự khác biệt giới, giúp
cho việc thiết kế chính sách, nhằm hạn chế bất bình đẳng giới.
* Nội dung phân tích giới: thu thập số liệu tách biệt theo giới tính; phân
tích số liệu thu thập được để xác định xu hướng, khuôn mẫu và bất bình đẳng
liên quan đến giới; xác định các vai trò giới và sự phân công lao động, khả năng
tiếp cận và kiểm soát nguồn lực, lợi ích của mỗi giới; xác định nhu cầu, những
cản trở và cơ hội của cả 2 giới; rà soát năng lực của tổ chức trong việc thực hiện
bình đẳng giới.
+ Lập kế hoạch có lồng ghép vấn đề bình đẳng giới:
* Xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu có lồng ghép giới.
* Xây dựng các chương trình, các hoạt động can thiệp chuyên biệt về giới
và ngân sách có lồng ghép giới.
* Xác định các chỉ số giám sát, đánh giá có trách nhiệm giới.
* Phân công thực hiện có trách nhiệm giới.
b. Ý nghĩa của việc lồng ghép giới vào quá trình xây dựng thực hiện
chính sách
- Thay đổi sâu sắc tư duy và cách thức hành động của cá nhân và tổ chức
về văn hóa giới.
+ Giới là một vấn đề của văn hóa, bất bình đẳng giới tồn tại trong cả ý
thức hệ và ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Lồng ghép giới vào chu trình chính sách là một quá trình diễn ra liên
tục, hệ thống, nhất quán giúp cho việc thay đổi tư duy, cách thức làm việc.
- Lồng ghép giới chỉ mang lại kết quả thực sự khi được tiến hành ở tất cả
các bước của chu trình chính sách.
+ Nếu b qua một bước nào đó thì kết quả lồng ghép giới chỉ mang tính
hình thức, không có gì để đảm bảo vấn đề giới s được giải quyết trong thực tế.
+ Lồng ghép giới vào chu trình chính sách s đảm bảo công tác quản trị
nhà nước có hiệu quả hơn.
- Nâng cao được năng lực và trách nhiệm của mọi thể chế, tổ chức và các
thành viên trong xã hội.
+ Lồng ghép giới vào chu trình chính sách là một vấn đề có tính nguyên
tắc, là sợi chỉ xuyên suốt trong mọi lĩnh vực hoạt động, mọi chính sách, chương
trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các bộ ngành, địa phương.
+ Thực hiện công bằng xã hội và bình đẳng là trách nhiệm và sự cố gắng
của cả hai giới, của mọi tổ chức và của toàn xã hội.
- Lồng ghép giới vào chu trình chính sách là biện pháp và cách thức hữu
hiệu nhất để đạt mục tiêu bình đẳng giới.
173