Page 175 - TLDH_ghep
P. 175
+ Lồng ghép giới vào chu trình chính sách là quá trình làm thay đổi nhận
thức để có tư duy và thái độ đúng về vai trò của phụ nữ và nam giới trong gia
đình, cộng đồng và xã hội.
+ Lồng ghép giới vào chu trình chính sách là một cách tiếp cận mới ở Việt
Nam, chưa có mô hình cụ thể; hơn nữa vấn đề giới rất đa dạng, tồn tại ở mọi
lĩnh vực, với các cấp độ khác nhau.
2. Thực trạng lồng ghép giới trong xây dựng và thực hiện chính sách
ở Việt Nam
a. Kết quả của lồng ghép giới trong xây dựng và thực hiện chính sách
- Thành tựu:
+ Về kết quả lồng ghép giới
* Hệ thống pháp luật, chính sách về bình đẳng giới ngày càng hoàn thiện hơn.
* Hình thành và tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về bình đẳng giới;
kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành về
bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ.
* Phụ nữ ngày càng khẳng định hơn vai trò quản lý, lãnh đạo và tham
gia nhiều hơn vào các lĩnh vực lao động, có nhiều đóng góp trong phát triển
kinh tế đất nước.
* Tăng cường sự tham gia của nam giới vào quá trình thúc đẩy bình
đẳng giới.
* Khoảng cách giới được thu hẹp trong một số lĩnh vực: giáo dục, y tế,
văn hóa, xã hội.
* Về năng lực lồng ghép giới của bộ máy quản trị Nhà nước ở các ngành,
địa phương được nâng lên.
+ Kết quả lồng ghép giới trong các lĩnh vực
* Kết quả lồng ghép giới trong lĩnh vực chính trị
* Kết quả lồng ghép giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động
* Kết quả lồng ghép giới trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức kh e
* Kết quả lồng ghép giới trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình
- Về nguyên nhân của thành tựu:
+ Đảng và Nhà nước coi bình đẳng giới là động lực và mục tiêu phát triển
của quốc gia.
+ Đất nước đổi mới theo phương châm tăng trưởng kinh tế bền vững đi
đôi với thúc đẩy việc thực hiện bình đẳng, trao quyền cho phụ nữ và giảm
khoảng cách giới.
+ Hệ thống pháp lý ngày càng được hoàn thiện.
+ Nhận thức của xã hội về bình đẳng giới ngày càng được nâng cao, vị thế
của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội được cải thiện.
174