Page 25 - TLDH_ghep
P. 25

Mỗi phán đoán được biểu đạt bằng một “mệnh đề” nhất định. Phán đoán

                  không ngừng vận động từ đơn giản đến phức tạp, gắn liền với quá trình phát
                  triển của thực tiễn, nhận thức. Phán đoán có nhiều loại: phán đoán khẳng định,
                  phủ định, đơn nhất, đặc thù…

                         * Suy lý là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, nó hình thành dựa trên
                  cơ sở những phán đoán đã được xác lập và những mối liên hệ có tính quy luật

                  của những phán đoán đó để đi đến những phán đoán mới có tính chất kết luận.
                         Suy lý cho phép ta biết được nhưng cái đã, đang xảy ra. Suy lý còn cho
                  phép ta và có thể cả những cái s  xảy ra nếu có sự phân tích sâu sắc toàn diện,

                  nắm chắc quy luật vận động, phát triển của sự vật hiện tượng.
                         + Đặc điểm chung của giai đoạn nhận thức lý tính:

                         Nhận thức lý tính không phản ánh trực tiếp hiện thực khách quan, mà phản
                  ánh trừu tượng, khái quát, vạch ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng, đáng tin
                  cậy, gần với chân lý khách quan, đáp ứng được mục đích của nhận thức.

                         - Mối quan hệ giữa hai giai đoạn của quá trình nhận thức:
                         + Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn của một quá

                  trình nhận thức, giữa chúng có liên hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau.
                         + Mỗi giai đoạn đều có mặt tích cực và mặt hạn chế.

                         * Nhận thức cảm tính nhận thức hiện thực một cách thực trực tiếp thế giới
                  khách quan, nhưng đó chỉ là nhận thức những hiện tượng bề ngoài, giản đơn,
                  nông cạn.

                         * Nhận thức lý tính, phản ánh gián tiếp sự vật hiện tượng, nhưng vạch ra
                  những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong, vạch ra quy luật vận động phát

                  triển của sự vật, hiện tượng.
                         + Nhận thức cảm tính là tiền đề, điều kiện của nhận thức lý tính; nhận

                  thức lý tính sau khi đã hình thành thì tác động trở lại nhận thức cảm tính làm cho
                  nó nhận thức nhạy b n hơn, chính xác hơn trong quá trình phản ánh hiện thực.
                         + Tư duy trừu tượng phản ánh gián tiếp hiện thực nên có nguy cơ phản

                  ánh sai lạc. Do vậy, nhận thức của tư duy trừu tượng phải quay trở về thực tiễn,
                  để thực tiễn kiểm nghiệm, từ đó mà phân biệt giữa nhận thức đúng với nhận

                  thức sai.
                         + Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng trở
                  về thực tiễn, là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý khách quan.

                         * Thực tiễn vừa là tiền đề xuất phát, vừa là điểm kết thúc của một vòng
                  khâu, một quá trình nhận thức.

                         * Kết thúc vòng khâu này lại là điểm khởi đầu của vòng khâu khác cao
                  hơn. Đó là quá trình vô tận, liên tục của sự nhận thức chân lý khách quan.






                                                              24
   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30